4. Các bài học kinh nghiệm trong khai thác văn hóa tộc người trên thế giới và
2.2.4.2 Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho dulịch Sa Pa:
- Nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Sa Pa đến thời điểm này tổng số mới có khoảng trên 2.500 lao động trực tiếp, trong đó trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 20%. Đa số lao động trực tiếp có trình độ trung, sơ cấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch và làm việc theo hợp đồng thời vụ. Trong tổng số khoảng 400 hướng dẫn viên (HDV) du lịch trên địa bàn tỉnh đến nay chỉ có 54 trường hợp có thẻ HDV toàn quốc (chiếm 13,5%).
-Sa Pa đang là 1 trong 4 điểm du lịch phát triển của các tỉnh miền núi phía Bắc. Hàng năm, trung bình Sa Pa đón trên 300.000 lượt khách quốc tế (chủ yếu là khách châu Âu), nên số lượng HDV có thẻ như trên chưa đáp ứng được nhu cầu hướng dẫn khách. Đội ngũ HDV chuyên nghiệp vừa thiếu vừa yếu, đa số các HDV chưa được đào tạo bài bản hoặc đúng chuyên ngành hướng dẫn. Ngay ở Sa Pa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, HDV du lịch ở đây chủ yếu là các em đồng bào dân tộc chưa qua đào tạo nghiệp vụ HDV nhưng du khách Tây Âu lại rất thích bởi họ là những người dân bản địa nên rất am hiểu văn hoá truyền thống của địa phương…
-Đến nay ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã cấp 54 thẻ HDV du lịch
toàn quốc (trong đó: tiếng Trung Quốc là 32; tiếng Anh là 18 và ngoại ngữ khác là 4); cấp và đổi lại 192 thẻ HDV du lịch địa phương. Trong thời gian tới sẽ ban hành Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo Luật Du lịch để phục vụ cho công tác hướng dẫn, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cho du khách tại các khu, tuyến, điểm du lịch. Bên cạnh đó, ngành cũng đã thực hiện sự chỉ đạo trong công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch theo định hướng của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010. Từ năm 2006 đến nay ngành du lịch đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ HDV cho 177 học viên (từ các doanh nghiệp lữ hành) bằng nguồn vốn xã hội hoá hoàn toàn, không sử dụng nguồn ngân sách. Trong 3 năm trở lại đây,
kinh phí dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt 6,742 tỷ đồng, vượt 69% mục tiêu đề ra. Cũng từ năm 2006 đến nay ngành du lịch tổ chức và đào tạo cho 305 lao động nông thôn các nghiệp vụ về du lịch và du lịch cộng đồng tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ huyện Sa Pa (theo nguồn vốn từ chương trình đào tạo nghề của tỉnh).
-Bằng những hoạch định chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế du lịch bền vững của tỉnh. Nhằm chuyên môn hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của du lịch. Tỉnh đã thành lập Trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật - Du lịch và hình thành Khoa Du lịch - Khách sạn thuộc Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Theo đó ngành du lịch đẩy mạnh triển khai các khoá đào tạo HDV du lịch giúp người dân địa phương từng bước nâng cao năng lực trong hoạt động du lịch. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị du lịch và các xã như: mở lớp tiếng Anh giao tiếp du lịch; lớp nghiệp vụ bàn, bar; lớp nghiệp vụ buồng; lớp nghiệp vụ lữ hành; lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; lớp tập huấn du lịch cộng đồng… (tại xã Tả Van và Tả Phìn) với hơn 200 lao động.
-Để du lịch Sa Pa hướng tới mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Bắc và của cả nước, ngành du lịch Sa Pa còn rất nhiều việc phải làm, trong đó đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển du lịch đang là yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm phát huy hiệu quả ngày càng cao và đa dạng của du khách, tạo đà thúc đẩy du lịch Sa Pa trở thành ngành kinh tế quan trọng, hướng tới và đảm bảo một ngành du lịch phát triển bền vững, góp phần xây dựng một Sapa ngày càng giàu mạnh.