2. Đánh giá chất lượng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra
1.3.3 Thực trạng đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội
Cũng như phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số khác nhau trên địa bàn, cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cả nước thì đời sống- kinh tế của người Tày ở Bình Liêu vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Sản xuất chính vẫn là nông nghiệp- lâm nghiệp nhưng kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, trình độ thâm canh
thấp. Cuộc sống hàng ngày vẫn còn phụ thuộc lớn vào tự nhiên.
Hiện tượng phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản, săn bắn động vật vẫn còn diễn ra phổ biến trực tiếp đe dọa đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.
Do người Tày đã định cư ở Bình Liêu lâu đời nên đồng bào đã sớm biết cách trồng lúa nước, ngoài trồng lúa, hoa màu, người dân ở đây còn đào ao, thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng. Lịch sinh hoạt sản xuất của người Tày cùng giống như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bình Liêu:
- Tháng 1: Ăn tết nguyên đán, chọn ngày tốt làm lễ xuống đồng, phát nương trồng ngô.
- Tháng 2: Tiếp tục trồng ngô và các loại màu.
- Tháng 3: Trồng ngô, vun xới ngô, màu, cày bừa ruộng, gieo mạ - Tháng 4: Tiếp tục cày bừa ruộng làm nương phai.
- Tháng 5, tháng 6: nhổ mạ, thu hoạch màu.
- Tháng 7, tháng 8: chăm sóc lúa, thu hái lâm, thổ sản.
- Tháng 9, tháng 10: thu hoạch lúa, làm lễ mời cơm, sửa chữa nhà, tiến hành các nghi lễcưới hỏi.
- Tháng 11, tháng 12: tiến hành các nghi lễcưới hỏi, đây là thời gian bà con nghỉ ngơi, thăm hỏi họ hàng, chuẩn bị ăn tết nguyên đán và đón một mùa sản xuất mới.
Tỉ lệ đói nghèo tuy đã giảm nhưng vẫn còn nhiều, trừ những người Tày
sinh sống ở khu vực thị trấn- là những người cón thu nhập ổn định. Những
người Tày sinh sống ở vùng sâu vùng xa của huyện Bình Liêu đều xếp vào diện khó khăn, việc đó đã hạn chế khả năng tiếp thu nâng cao dân trí của người dân.
Nhưng những năm gần đây, được sự giúp đỡ của chính quyền và chính
sach của nhà nước, các gia đình đã cho con em mình đi học xong vẫn còn tỉ lệ
bỏ học và tái mù chữ. Một số bộ phận học sinh vùng cao đi học chưa đều, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 còn thấp, chất lượng giáo dục thấp, chuyển biến
chậm.