Mô hình cộng đồng địa phương làm du lịch hay du lịch dựa vào cộng đồng là cách thức phát triển mà ở đó người dân địa phương được tham gia trực tiếp vào
triển hình thức du lịch người dân tham gia làm du lịch đang trở thành xu hướng tất yếu trong lĩnh vực du lịch tại những khu vực có giá trị văn hóa truyền thống. Trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, cũng đã có những loại hình du lịch mà người dân tham gia vào du lịch được triển khai.
Các thành phần chủ yếu tạo nên một loại hình du lịch này là cộng đồng địa
phương, các doanh nghiệp du lịch và chính quyền địa phương. Trong đó cộng đồng
địa phương là người dân sinh sống trong khu vực diễn ra các hoạt động du lịch.
Đây cũng là thành phần trung tâm, trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch, là đối tượng triển khai, tạo ra được sự sáng tạo cho sản phẩm du lịch, và là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách.
Trong việc xây dựng phương hướng cho sản phẩm du lịch Thiện nguyện tại bản Mển - xã Thanh Nưa - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên cũng xác định lấy
người dân làm trung tâm. Do đó, cần tạo nguồn nhân lực địa phương, giúp người
dân làm dịch vụ du lịch, phát triển các ngành nghề vừa phục vụ du lịch, vừa có thu
nhập. Mục tiêu chính của việc xây dựng mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản Mển
là tạo thêm công ăn việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho người dân địa
phương, từ đó giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy, yêu cầu đào tạo
và sử dụng người dân địa phương ở đây làm du lịch là việc làm cần thiết.
Theo số liệu điều tra xã hội học tháng 7/2016 của nhóm nghiêm cứu cho thấy, việc người dân muốn tham gia vào các hoạt động du lịch nhưng nhận thức của họ
về loại hình du lịch này còn rất thấp. Họ ủng hộ phát triển du lịch Thiện nguyện tại
địa phương nhưng phần lớn trong số họ chưa biết đến nhiều, cũng chưa tham gia
hay tổ chức du lịch Thiện nguyện và đơn vị công tác ít biết về việc tổ chức tour du lịch này. Từ đây, đầu tiên cần là đào tạo nguồn năng lực của cộng đồng địa phương
trong việc phát triển du lịch.
Theo như định hướng phát triển du lịch của nhà nước với du lịch Điện Biên, và định hướng du lịch của tỉnh Điện Biên nhấn mạnh vấn đề đa dạng hóa sản phẩm
du lịch. Vì vậy, việc cần đào tạo năng lực cho cộng đồng địa phương tại bản là cần thiết. Khi có kiến thức, và hiểu biết về loại hình du lịch Thiện nguyện là cơ sở tiền
đề cho việc cộng đồng tạo ra những sản phẩm du lịch Thiện nguyện mới, có tính sáng tạo cao. Phương hướng phát triển này cũng xuất phát từ thực trạng tại bản Mển hiện nay. Mô hình du lịch cộng đồng đã được thực thi ở bản từ lâu, và cũng
thu lại được những thay đổi và lợi ích nhất định cho người dân ở đây. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần hiện trạng, do các hoạt động lặp đi lặp lại không có sự đổi mới, cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa được tu sửa, thay đổi, việc lưu trú lâu dài ở bản
cho khách còn nhiều hạn chế nên mô hình này chưa thu được hiệu quả như mong
muốn. Một phần nguyên nhân quan trọng cũng là do người dân chưa được đào tạo,
hướng dẫn cụ thể về loại hình du lịch và cách làm du lịch. Do vậy, để tạo ra sự thay
đổi, phát triển du lịch lâu dài, gây ấn tượng cho du khách và sự hứng thú cho người
dân tham gia vào làm du lịch Thiện nguyện ở bản, cần có những giải pháp cụ thể
cho việc đào tạo kiến thức, năng lực cho người dân.
Cấp huyện Điện Biên sẽlên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch của huyện mình, phía chính quyền xã Thanh Nưa có nhiệm vụ đề cử những thành viên, người có năng lực của bản tham gia vào các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ, như: bồi
dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, nghiệp vụ phục vụ, lớp học ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử… Muốn loại hình du lịch này ở bản Mển, gây ấn tượng,
phát triển lâu dài trong tương lai, việc chú trọng tới đào tạo những người dân trong công tác phục vụ, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mềm,
cách ứng xử khi giao tiếp với khách đảm bảo có thái độ chuyên nghiệp, gây ấn
tượng đến với du khách khi đến lưu trú, tham quan, và tham gia các hoạt động ở
bản là rất cần thiết.
Hiện nay, với bất cứ loại hình du lịch nào thì ngoại ngữ, là yếu tố quan trọng,
đóng vai trò phát triển, giúp giao lưu văn hóa, mở rộng được đối tượng khách hơn.
nước ngoài chiếm lượng không nhỏtrong quá trình tham gia, phát triển loại hình du
lịch này ở Việt Nam. Vì thế, để du lịch ở bản không chỉ hạn chế trong khuôn khổ khách du lịch nội địa, mà còn hướng sang thị phần khách du lịch quốc tế, thì đòi
hỏi bản Mển sẽ có thể lựa chọn ra những người phù hợp ở bản, như các bạn thanh
niên trẻ, chăm chỉ, cố gắng, cử đi học ở các lớp giao tiếp tiếng Anh, để bổ sung kiến thức, phục vụ cho du lịch ở nơi mình sống. Về phía chính quyền địa phương,
tạo ra những nhóm ở bản, sử dụng những người đã được cử đi học để tham gia vào, nhóm này chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài, giới thiệu, hướng dẫn viên cho du khách ởcác nước khi đến tham gia loại hình du lịch Thiện nguyện ở bản.
Với đặc thù phát triển du lịch tập trung vào các hoạt động của cộng đồng địa
phương tại bản, lấy lực lượng này làm trung tâm trong việc phục vụ cho du lịch, do
đó, việc sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm là người dân
bản là lực lượng chính. Việc ở bản cần thiết phải thành lập một đội hướng dẫn viên
tại bản, phục vụ trực tiếp cho du khách khi đến bản là bởi vì họ là người hiểu rõ
nhất những gì mà bản mình có, nên họchính là cầu nối giữa khách du lịch với điểm du lịch, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo thú vị cho du khách trong
chuyến tham quan. Vì vậy, các cấp tại xã, huyện đặc biệt là bản cần tạo điều kiện
cho đội ngũ này có thể tham gia vào các lớp học nghiệp vụ, cùng với đó cần củng cốthêm các hiểu biết sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa của bản mình có, bằng cách quan sát, tìm hiểu trong đời sống thực tế cũng như những công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người nói chung và người Thái đen nói riêng.
Phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện phải được thực hiện theo hướng tập trung, để tránh việc mỗi người làm một hướng, không có tính thống nhất, không có
mục đích, hướng đi đồng nhất; gây ra khó khăn cho cả người làm, và người tham
gia vào hoạt động du lịch Thiện nguyện. Cấp chính quyền cần tập hợp được người
tình hình cả bản cùng nhau chung mục tiêu phát triển và cùng nỗ lực thay đổi cuộc sống.
Thậm chí ngay cả khi người dân địa phương không tham gia trực tiếp vào đội
ngũ nhân viên phục vụ du lịch, cũng cần nghiên cứu các chính sách để chia sẻ lợi
ích kinh tế với cộng đồng thông qua các nguồn thu từ hoạt động du lịch và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Việc chia sẻ lợi ích kinh tế cho cộng đồng
địa phương chính là một trong những nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch Thiện nguyện với mô hình cộng đồng. Nhận được lợi ích xứng đáng sẽ là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy người dân tập trung tham gia vào làm du lịch một cách chuyên nghiệp hơn.
Việc chia sẻ lợi ích kinh tế với người dân địa phương phải được tiến hành ở
cả 2 phương diện: trực tiếp và gián tiếp. Chia sẻ lợi ích trực tiếp là việc trích một phần doanh thu từ hoạt động du lịch để đầu tư cho cộng đồng người dân. Đối với bản Mển nằm ở khu vực vùng cao, mặc dù từ khi mô hình du lịch cộng đồng được thực thi ở bản đã có sự giúp đỡ ít nhiều từ cấp chính quyền trong việc hỗ trợ đường
xá, đi lại dễ dàng hơn trước, kéo theo việc tiếp cận với những sự thay đổi về đời sống khá hơn trước nhiều; tuy vậy, vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định. Việc sửa chữa, đổi mới các thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho du lịch tốt
hơn còn rất hạn chế. Từ hạn chế của mô hình du lịch cộng đồng, nếu muốn du lịch Thiện nguyện ở đây phát triển cần ưu tiên chú trọng đầu tư các hạng mục công
trình mang tính phúc lợi cho cộng đồng, cụ thể là ở xã Thanh Nưa và bản Mển là nơi khai thác loại hình du lịch này.
Chia sẻ lợi ích kinh tế gián tiếp bằng cách tạo ra cơ hội làm việc cho người
dân thông qua việc đào tạo tay nghềđể họ tham gia vào phục vụ du lịch. Để họ làm các công việc từ chính những tài nguyên, văn hóa truyền thống của dân tộc mà họ
viên bán đồ lưu niệm như đồ thổ cẩm tự người dân làm ra; tham gia biểu diễn các
loại hình nghệ thuật như dân ca Thái, múa xòe…; vận chuyển khách du lịch..., thậm
chí đối với những người dân có điều kiện kinh tế hoặc thời gian, cũng có thể tham
gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện cùng với chính bản thân những du
khách đến bản, điều đó sẽ giúp cho hoạt động tình nguyện được sâu sát và mang
nhiều ý nghĩa thực tiễn hơn.
Tất cả những yếu tốtrên nhằm mục đích chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng
địa phương, giúp người dân tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, từ đó tạo hứng thú, thu hút người dân tập trung vào làm du lịch, nhằm
phát triển mô hình du lịch Thiện nguyện ở bản.