Định hướng của nhà nước đối với dul ịch tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Khai thác và phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản Mển xã Thanh Nưa huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (Trang 87 - 89)

Theo định hướng phát triển du lịch Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Việt Nam với việc gia nhập

các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã,đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch Điện Biên. Để nắm bắt những vận hội mới,

hòa nhập với khu vực, trên cơ sở đánh giá về vị trí, tiềm năng và khả năng khai

thácphát triển du lịch của tỉnh, du lịch Điện Biên thời kỳ mới phát triển với những

định hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh tốc độphát triển du lịch, xây dựng du lịch Điện Biên trở thành trung tâm du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, tâm linh và nghỉ dưỡng; điểm

đến hấp dẫn, tạo sự khác biệt, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Tây

Bắc và cảnước.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển lượng khách du lịch nội địa và tăng cường thu

hút khách quốc tế gần (ASEAN, Trung Quốc qua cửa khẩu đường bộ); phấn đấu

đến năm 2020 tỉnh Điện Biên đón 870 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế

khoảng 220 nghìn lượt.

Thứ ba, tập trung khai thác phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao gắn với đặc trưng văn hóa Tây Bắc và các giá trị to lớn của Chiến thắng Điện Biên

phẩm du lịch sinh thái, du lịch biên giới để góp phần thu hút khách du lịch, mở

rộng thị trường.

Tập trung phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao để tăng khả năng cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu du lịch Điện Biên góp phần thu hút khách

du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định “Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có

thế mạnh nổi trội”. Như vậy có thể thấy việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù đã được đặt ra như một nội dung chiến lược quan trọng xuyên suốt của du lịch Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương trong đó có Điện Biên nói riêng trong quá trình hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ những đánh giá đặc điểm tài nguyên cũng như trên cơ sở

việc xác định nhu cầu thị hiếu của khách du lịch, có thể xác định được 2 sản phẩm du lịch đặc thù mà du lịch Điện Biên cần tập trung khai thác phát triển: Khu du lịch

Điện Biên Phủ - Pá Khoang là sản phẩm du lịch có thể tạo nên sự khác biệt, có sức cạnh tranh cao, tạo thương hiệu cho du lịch Điện Biên. Phát triển sản phẩm khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang không chỉ dừng lại ở mức độ tham quan, tìm hiểu,

giáo dục mà cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm có tính trải nghiệm cao gắn với hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ, với Chiến sỹ Điện Biên (như kéo pháo, xe đạp thồ…), tạo cho du khách có cảm giác thực sự như được tham gia Chiến dịch; Du lịch biên giới gắn với cột mốc A Pa Chải nơi tiếp giáp của 3 quốc gia là sản phẩm

có sự khác biệt, có sức hấp dẫn nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau góp phần mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, cần đề cao yếu tố tâm linh, nghiên cứu kết hợp du lịch thể thao, khám phá, mạo hiểm, caravan... Việc tập trung phát triển 2 dòng sản phẩm du lịch trên sẽ đẩy mạnh được du lịch nội địa và mở rộng được thị trường quốc tế.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Điện Biên để đáp ứng nhu cầu đa dạng của

khách du lịch, kéo dài thời gian du lịch cũng như mở rộng thị trường. Bên cạnh việc tập trung phát triển sản phẩm đặc thù làm chủ lực, thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng là vấn đề đặt ra cấp thiết cho du lịch Điện Biên. Các dòng sản phẩm mới nhằm đa dạng thêm được xác định bao gồm các dòng sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc và du lịch các sự kiện (như lễ hội Hoa

ban, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, lễ hội Đền Bản Phủ…).

Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch: Ngoài việc phát triển sản phẩm du lịch cho riêng mình, du lịch Điện Biên cần thực hiện tốt việc liên kết phát

triển sản phẩm du lịch. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch vừa góp phần đa dạng

hóa sản phẩm du lịch vừa khẳng định chất lượng và khả năng cạnh tranh cho du lịch Điện Biên. Các hướng liên kết phát triển sản phẩm du lịch Điện Biên được đặt

ra như sau: Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Tây Bắc để phát triển dòng sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Tây Bắc; Liên kết phát triển dòng sản phẩm du lịch về

lại chiến trường xưa với mục tiêu Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang vừa là điểm đầu, vừa là điểm nhấn, mốc son trong chuỗi sản phẩm du lịch gắn với lịch sử

chiến trường.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm hàng hóa lưu niệm, đặc sản tự nhiên của tỉnh

để góp phần thu hút khách du lịch. Cùng với việc phát triển sản phẩm du lịch,

ngành du lịch Điện Biên cần thiết phải đẩy mạnh việc sản xuất các mặt hàng lưu

niệm mang dấu ấn Điện Biên; các đặc sản tự nhiên (như rượu chít, tỏi 1 nhánh, gạo

nương…) tại các làng nghề, các cơ sở dịch vụ du lịch cộng đồng; các vườn cây, hoa chuyên đề (như hoa ban, dã quỳ, anh đào…) tại các khu, điểm du lịch để góp phần

làm hấp dẫn thêm cho chương trình du lịch và thu hút du khách đến với địa phương. [67]

Một phần của tài liệu Khai thác và phát triển loại hình du lịch thiện nguyện tại bản Mển xã Thanh Nưa huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)