II. Thực trạng về vốn nước ngoài
1. Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức
Nếu như FDI làm thúc đẩy chuyển địch cơ câú thì ODA lại là nguồn tài trợ quan trọng cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triểnvăn hoá giáo dục y tế, là động lực cho phát triển bền vững nếu biết sử dụng đúng. ODA với đặc điểm vay ưu đãi thời hạn dài là phần thiết yếu để thực hiện tái thiết đất nước, nhưng hiện nay nguồn vốn này càng khó khăn hơn do có sự cạnh tranh giữa các nước nghèo trong khi ngân khố ODA của các nước giàu ngày một giảm.Vốn ODA được đầu
tư chủ yếu theo các chương trình dự án giúp phát triển khu vực kém phát triển, vùng núi,vùng sâu vùng xa đặc biệt là các chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư …
Bảng 3: Cam kết giải ngân vốn ODA 1995-2002(tỷ USD )
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cam kết(1) 2.26 2.43 2.4 2.2 2.1 2.4 2.4 2.5 Giải ngân(2)0.74 0.9 1 1.24 1.35 1.65 1.5 1.53 Tỷ lệ (2)/(1) 0.327 0.37 0.417 0.564 0.643 0.688 0.625 0.612
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Qua 10 lần tổ chức hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam số vốn cam kết đều tăng dần qua các năm. Song số vốn được hợp thức hoá bắng ký kết các hiệp định thì lại không tăng tương xứng. Như năm 2002số vốn này đạt 2.574 tỷ USD giảm 26%so với kết quả của năm 2000. Trong đó vốn vay là gần 1.3347tỷ USD và viện trợ không hoàn lại khoảng 239.4triệu USD. Như vậy kể từ năm 1993 tống số vốn ODA được các nhà cam kết tài trợ dành cho Việt nam lên đến 22.43 tỷ USD chưa kể đến phần tài trợ riêng để thực hiện cải cách kinh tế. Trong đó tính đến hết 2002 tổng số vốn được hợp thức hoá bằng hiệp định đạt khoảng 16.5 tỷ USD và số vốn giải ngân đạt khoảng 11.04 tỷ USD. Rõ ràng là vốn giải ngân đạt tỷ lệ chưa cao, so với vốn cam kết thì còn thấp chỉ đạt 49.2%. Có thể thấy rằng nhu cầu vốn ODA ở nước ta là rất lớn.Theo “chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” thì thời kỳ 2001-2005 Việt Nam cần thực hiện số vốn ODA khoảng 9 tỷ - nghĩa là mỗi năm cần thực hiện 1.8tỷ USD. Như vậy kết quả giải ngân chưa đảm bảo được yêucầu đề ra. Điều đó cũng cho thấy rằng vấn đề quản lý sử dụng vốn ODA ở nước ta chưa đạt hiệu quả, chưa khai thác tốt được tác động tích cực của nguồn vốn này. Cứ với tình hình sử dụng vốn ODA như vậy thì việc vay vốn ODA không những không làm phát triển kinh tế mà còn gia tăng nợ quốc gia. Nhất là 5năm tới khi thời hạn trả nợ của một số khoản ODA đã đến mà các chương trình dự án không hiệu quả không có khả năng thu hồi vốn trả nợ. Song cũng không thể phủ nhận những thành tựu mà ODA đem lại cho sự phát triển của nước ta. Nhờ ODA mà cơ sở hạ tầng trong nước được
cải thiện hơn (dù có thể còn thiếu đồng bộ ). Tất cả các chương trình dự án lớn, các công trình trọng điểm quốc gia đều có sự góp mặt của vốn ODA: Đường sá được mở mang, các nhà máy, các công trình phục vụ dân sinh, đặc biệt ODA góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu về xoá đối giảm nghèo trên thế giới. ODA đã tạo điều kiện hoàn thiện cơ sỏ hạ tầng cho sự phát triển kinh tế, khơi thông được các nguồn lực trong dân .
Theo ngân hàng thế giới (WB) Việt Nam hiện nay đang đứng trước ba thách thức là cần đẩy mạnh cải cách, tăng tốc giảm nghèo và cải thiện chất lượng quản lý Nhà nước. Khả năng tiếp nhận và giải ngân ODA là thể hiện nội lực và tài trí của người Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước. Nếu biết khơi dậy cả mọi nguồn vốn trong dân để thực hiện các dự án ODA thì sẽ đẩy mạnh được việc giải ngân vốn ODA,từ đó sẽ ngày càng tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của các nhà tài trợ quốc tế