Thực trạng khai thác lễ hội Vật Cầu Kim Sơn trong du lịch

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở huyện Kiến Thụy Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 45 - 46)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ ):

2.2.3. Thực trạng khai thác lễ hội Vật Cầu Kim Sơn trong du lịch

Lễ hội vật cầu Kim Sơn là một lễ hội đặc sắc, đậm đà văn hóa truyền thống. Nó gắn liền với đời sống của người dân địa phương vì thế mà dân gian còn có câu:

“Ba năm không hội vật cầu

Làng Kim con gái mang bầu ra đi”

Lễ hội vật cầu có ý nghĩa rất lớn đối với người dân làng Kim Sơn. Lễ hội

không chỉ đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng làng mà còn là

dịp để những người xa quê cùng tụ tập về với gia đình, họ hàng; để được sống

trong không khí đầm ấm, yên vui của làng quê; để nhớ về tổ tiên; để cùng gìn

giữ, tôn vinh những giá trị tinh thần mộc mạc nhưng đáng trân trọng của văn hóa làng xã Việt Nam.

Không những vậy, việc tổ chức lễ hội Vật Cầu Kim Sơn còn mang giá trị

du lịch to lớn đối với người dân và toàn địa phương. Cứđều đều như vậy, 3 năm

một lần lễ hội được diễn ra tại đình làng Kim Sơn và mỗi lần lễ hội được tổ chức lại thu hút rất nhiều người đến xem hội, tham gia vào lễ hội. Với sự đặc sắc và

nét độc đáo riêng, lễ hội Vật Cầu Kim Sơn nhanh chóng thu hút được sự chú ý

của các du khách gần xa.

Mỗi dịp lễ hội, lượng du khách đến đây lại một đông, càng tăng thêm sự náo nhiệt cho lễ hội, góp phần quảng bá thêm giá trị văn hóa cũng như bề dày

lịch sử của lễ hội làng Kim Sơn. Cũng chính vì vậy mà các dịch vụ du lịch vui

chơi giải trí phục vụ khách du lịch được diễn ra phổ biến hơn, nhộn nhịp hơn. Và từ chính những dịch vụ này đã tạo thêm thu nhập cho người dân trong làng. Người thì góp vui trò chơi phi tiêu trúng thưởng, nhà thì mở hàng bán đồ lưu

niệm, đồ dùng làng nghề thủ công hay những sản phẩm ẩm thực đặc trưng của

làng… Mỗi nhà, mỗi người một việc góp phần làm nên một lễ hội náo nhiệt, thu

hút du khách đến thăm lễ hội. Không những vậy mà tại nơi đây còn có dịch vụ

giữ xe an toàn, tiện lợi và cùng với sự niềm nở, hiếu khách của người dân đã tạo những ấn tượng sâu sắc cho du khách mỗi lần đến thăm.

Tuy nhiên lượng du khách đa số đến đây vẫn còn hạn chế ở những huyện

và tỉnh thành lân cận như Hải Dương, Hà Nội điều này cho thấy việc khai thác

phục vụ du lịch vẫn chưa được chú trọng và phát triển. Vì vậy cần có những giải

pháp để tuyên truyền quảng bá đến mọi du khách thập phương biết đến lễ hội

hơn nữa.

Cũng do kinh phí có hạn nên nhiều hạng mục công trình hiện xuống cấp.

Người dân xã Tân Trào mong các cấp, ngành quan tâm đầu tư trùng tu, sửa chữa

điểm di tích lịch sử cách mạng quan trọng này, phát huy giá trị nơi đây trở thành thành điểm du lịch thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.[11]

2.3. Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch của các lễ hội truyền thống tiêu biểu huyện Kiến Thụy

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở huyện Kiến Thụy Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)