Giải pháp cho vấn đề hợp tác giữa các bộ phận

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:“Thực trạng và giải pháp áp dụng bộ tiêu chuẩn GMP trong ngành Dược tại Việt Nam”. (Trang 41 - 49)

III. Giải pháp

5. Giải pháp cho vấn đề hợp tác giữa các bộ phận

Lãnh đạo cấp cao phải đề ra các biện pháp phương hướng rõ ràng để các bộ phận dễ thực thi. Phải thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các bộ phận để họ hiểu hơn về công việc của nhau. Có những khâu phối hợp rất phức tạp yêu cầu tính chính xác và kĩ thuật cao đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn giỏi hướng dẫn.

6. Giải pháp cho vấn đề hợp tác giữa các DN

DN chủ động liên hệ học hỏi kinh nghiệm của các DN đi trước. Trong quá trình học hỏi phải khiêm tốn cởi mở, nhiệt tình gây ấn tượng tốt cho DN đi trước.

Nếu DN đã áp dụng thành công GMP thì cũng nên nhiệt tình hướng dẫn và cởi mở với DN mới. Để cùng nhau xây dựng ngành công nghiệp Dược Việt Nam ngày càng trở nên vững mạnh.

Không chỉ hợp tác với DN trong nước mà với DN nước ngoài ta cũng cần phải hợp tác để học hỏi kinh nghiệm, trang thiết bị và đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư vào DN.

DN cần phải phổ biến cho tất cả nhân viên của mình hiểu tầm quan trọng của môi trường, rằng môi trường ảnh hưởng thế nào tới việc sản xuất thuốc. Bằng cách ban hành văn bản xuống tất cả các cơ sở sản xuất, cử người xuống hướng dẫn vấn đề vệ sinh nơi làm việc cũng như là trang phục, vệ sinh cá nhân của nhân viên. Làm sao để tất cả mọi nhân viên trong DN hiểu và làm đúng theo quy định. Ngoài ra DN cần phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết như chất tẩy rửa, sát trùng, trang phục đúng tiêu chuẩn,…để nhân viên dễ ràng thực hiện.

Khi nhập thiết bị về sản xuất cần phải đánh giá cẩn thận kỹ

lưỡng, thậm trí còn phải thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá thiết bị đảm bảo rằng thiết bị không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nhất là thiết bị xử lý chất thải, xử lý chất khí, càng cần phải kiểm tra để đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động đúng theo giá trị thực của nó.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

I. Cơ sở lý luận...1

1. Giới thiệu chung về GMP...1

1.1.Khái niệm về GMP và các khái niệm liên quan...1

1.2.Các khái niệm có liên quan...1

1.2.Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GMP...1

1.2.1.Vai trò...1

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ...1

1.3.Yêu cầu của GMP...1

1.4. Đối tượng của GMP...1

1.5.Nguyên tắc áp dụng GMP...1 1.6. Quy trình áp dụng GMP...1 2.Tính cấp thiết...1 2.1. Lợi ích áp dụng...1 2.2.Tính cấp thiết...1 II. Thực trạng áp dụng...1

1.Quá trình hình thành và phát triển của GMP...1

3. Đặc điểm của các doanh nghiệp thuốc Việt Nam hiện nay

...1

4.Áp dụng GMP tại Việt Nam...1

4.1.Lộ trình áp dụng...1

4.1.1.Lộ trình theo Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT1 4.1.2.Thực tế áp dụng...1

4.2.Thuận lợi...1

4.3.Khó khăn...1

4.3.1.Cơ sở vật chất, nhà xưởng trang thiết bị...1

4.3.2.Tài liệu văn bản hướng dẫn...1

4.3.3. Nhân viên...1

4.3.4. Hợp tác giữa các bộ phận...1

4.3.5. Hợp tác giữa các DN...1

4.3.6.Tổ chức kiểm tra đánh giá...1

4.3.7.Vấn đề môi trường...1

4.4.Thành tựu đạt được...1

III. Giải pháp...1

1. Giải pháp trang thiết bị, công nghệ...1

2. Giải pháp về vốn...1

3. Giải pháp vấn đề văn bản tài liệu hướng dẫn...1

6. Giải pháp cho vấn đề hợp tác giữa các DN...1 7. Giải pháp cho vấn đề môi trường...1

KẾT LUẬN

Kết luận

Trước sự tràn lan của thuốc giả, thuốc kém chất lượng như hiện nay thì chất lượng thuốc đang là vấn đề mà tất cả các nước trên thế giới quan tâm. Những quy định mà GMP đưa ra có vai trò rất quan trọng đối với việc sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng. Áp dụng GMP vào các DN sản xuất đã góp phần nâng cao sức khỏe con người, giảm thiểu các vụ ngộ độc, sốc thuốc, tạo niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt là các DN thú y đã giảm thiếu được đáng kể các dịch bệnh ở động vật, tránh được tổn thất kinh tế và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nó còn giúp các DN tăng cơ hội xuất khẩu vào thị trường khó tính, giảm bớt tần suất của hoạt động kiểm tra, tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao hình ảnh uy tín của các cơ sở sản xuất thực phẩm trên thị trường.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- GMP: Good Manufacturing Practices

- GLP: Good Laboratory Practices

- GSP: Good Storage Practices

- GPP: Good Pharmacy Practices

- ISO: International Organization for Standardization

- FDA: Food and Drug Administration

- HACCP: Hazard Analyses Critical Control Point - WTO: World Trade Organization

- WHO: World Health Organization

- ASEAN: Association of Southeast Asian Nations - GDP: Gross Domestic Product

- WHO-UNTAC: World Health Organization- United Nations Transitional Authority In Cambodia

- QĐ-BYT:Quyết định-Bộ Y Tế - DN: Doanh nghiệp

- LĐTB-XH: Lao động thương binh-xã hội - SX-KD: Sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:“Thực trạng và giải pháp áp dụng bộ tiêu chuẩn GMP trong ngành Dược tại Việt Nam”. (Trang 41 - 49)