Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình quản trị công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần (Trang 60 - 63)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng tới mô hình quản trị công ty cổ phần

Một số các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống, tính chất quản lý, điều hành của công ty:

* Hệ thống pháp luật: Xác định và bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đảm bảo các quyền hợp đồng khác được thực thi. Các chế định pháp luật có liên quan chặt chẽ tới quản lý, điều hành công ty như luật công ty, luật ngân hàng, luật phá sản, chính sách cạnh tranh và các quy định về lao động…

* Các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán: Quyết định hình thức, chi tiết, chất lượng và thời hạn của thông tin được công bố cho các cổ đông, các nhà đầu tư tiềm năng và thị trường. Tính minh bạch về tài chính và mọi hoạt động của công ty rất quan trọng để giảm rủi ro do các quyết định kinh doanh thiếu thận trọng, hoạt động gian lận và phi pháp của công ty gây ra.

* Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường: Áp đặt kỷ luật thương mại lên hoạt động quản lý, điều hành, khuyến khích các công ty tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư.

* Tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các thị trường tài chính: Đặt ra kỷ luật tài chính và các biện pháp khuyến khích cho các công ty. Nếu một công ty nhận nguồn tài chính và các biện pháp khuyến khích cho các công ty. Còn nếu một công ty nhận nguồn tài chính bên ngoài thông qua thị trường tín dụng thì việc cạnh tranh huy động vốn và các quy định khắt khe mà theo đó người cho vay thẩm định khoản vay cũng như theo dõi tình hình tài chính của công ty buộc công ty phải đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Nếu công ty thông qua thị trường vốn để huy động vốn thì các cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình đối với HĐQT không chỉ trực tiếp thông qua việc tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông mà còn thông qua việc đầu tư thêm hay rút vốn đầu tư vào công ty bằng cách mua hay bán cổ phiếu tùy thuộc vào việc họ thấy công ty hoạt động có tốt hay không. Xu hướng giá cổ phiếu do đó thể hiện sự tán thành hay không tán thành đối với hoạt động quản lý, điều hành công ty và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Do vậy, thị trường chứng khoán có thể hoạt động như một thị trường đối với hoạt động quản lý, điều hành công ty: hoạt động yếu kém làm giảm giá cổ phiếu, một hay một nhóm nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn trong việc tăng số cổ phiếu

sở hữu của mình lên, chiếm quyền kiểm soát công ty. Nguy cơ có thể xảy ra buộc các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty và ban giám đốc công ty hiện thời phải tối đa hóa hoạt động của công ty cũng như tối đa hóa giá trị cổ phiếu của công ty để tránh bị thâu tóm.

* Thị trường lao động: Khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quản lý buộc những người quản lý công ty phải nỗ lực phấn đấu hết mình vì những ai làm việc kém hiệu quả có thể sẽ bị thay thế. Khi có một thị trường lao động cạnh tranh cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp phải hết sức phấn đấu để tạo dựng tiếng tăm của mình nhằm cạnh tranh để giành vị trí đề bạt cao hơn và những công việc có thu nhập hấp dẫn hơn.

* Truyền thống văn hóa và lịch sử: Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến hình thức sở hữu, phương thức huy động vốn của công ty, tổ chức hoạt động kinh doanh, hoạt động công bố thông tin và hành vi tích cực của cổ đông. Hệ thống quản lý, điều hành công ty ở nhiều nước được hình thành nên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. Ở những nền kinh tế có hệ thống hay truyền thống lập pháp yếu kém thì các công ty có xu hướng tập trung quyền sở hữu cao và được quản lý bởi những người trong công ty như một biện pháp phòng chống lại tình trạng quyền lợi của các cổ đông không được luật pháp bảo vệ đầy đủ. Hay xu hướng ưa thích sở hữu công ty một cách chắc chắn cũng dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường vay nợ, chứ không phải từ thị trường vốn, không chỉ nhằm mục đích tránh “pha loãng” quyền kiểm soát công ty mà còn nhằm trách công bố thông tin về công ty. Còn nhiều nước châu Á, truyền thống văn hóa tránh xung đột và đối đầu công khai gây ra tình trạng các công ty và các cổ đông thích giải quyết tranh chấp một cách không chính thức và riêng tư hơn là đem sự việc ra giải quyết bằng pháp luật tại tòa án.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần (Trang 60 - 63)