Kiến nghị hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần (Trang 66 - 70)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam

Nam

Kiến nghị thứ nhất: Không ngừng nghiên cứu về tính phù hợp của mô hình quản trị công ty cổ phần.

Bởi quản trị công ty cổ phần có thể có những xê dịch do hoàn cảnh đòi hỏi hoặc do mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn đòi hỏi, cho nên việc liên tục nghiên cứu là một giải pháp quan trọng cho việc bảo đảm sự phù hợp của mô hình với thực tiễn. Khi mô hình không phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn đến sự cản trở cho phát triển.

Kiến nghị thứ hai: Nghiên cứu và ban hành các tài liệu phổ biến hướng dẫn thực hành quản trị công ty cổ phần.

Đây là một công việc rất quan trọng ở Việt Nam trong bối cảnh văn hóa và tri thức kinh doanh chưa cao trong khi đó lại phải cạnh tranh quốc tế và khu vực.

Kiến nghị thứ ba: Mở các lớp thực hành về quản trị công ty cổ phần. Giữa mô hình lý thuyết và thực tiễn bao giờ cũng có độ chênh nhất định. Tuy nhiên đi chệch mô hình có thể dẫn đến khó có thể đạt được những mục tiêu ở tầm vĩ mô. Vì vậy cần thiết có những lớp hướng dẫn thực hành vừa bảo đảm rút ngắn độ chênh giữa lý thuyết và thực tiễn, đồng thời bù đắp khoảng trống về văn hóa và tri thức kinh doanh.

KẾT LUẬN

Có nhiều cách để phân chia các mô hình quản lý, điều hành của công ty cổ phần. Cách thứ nhất khá phổ biến là phân chia theo các mô hình: mô hình kiểu Anglo - Saxon hay mô hình “kiểu Mỹ” (hoặc được gọi với tên khác là mô hình Anglo - American, mô hình Anh - Mỹ), mô hình kiểu Nhật, mô hình kiểu Đức, mô hình kiểu Pháp… với những riêng biệt về đặc điểm lịch sử kinh tế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc thù của nền văn hóa và các điều kiện khác.

Cách thứ hai là phân chia các mô hình công ty cổ phần dựa theo các chủ thể, đối tượng mà mô hình hướng tới. Với cách phân chia này, mô hình quản lý, điều hành công ty cổ phần gồm có mô hình công ty hướng về vai trò kiểm soát của các nhà quản lý (the manager - oriented model), mô hình hướng về vai trò kiểm soát của người lao động , nghiệp đoàn (the labor -oriented model), mô hình hướng về vai trò kiểm soát của nhà nước (the state - oriented model), mô hình tổng hợp (có vai trò nhiều đối tượng liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần (stakeholder model) như chủ nợ, bạn hàng, ngân hàng, công đoàn…) và mô hình thiên về vai trò kiểm soát cổ đông (the shareholder - oriented model).

Các phác họa dưới đây chỉ là những “điểm nhấn” khái quát của từng loại hình, không mong muốn chỉ ra được đầy đủ các đặc điểm, tính chất của từng mô hình trong một tương quan so sánh đầy đủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt

[1] Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công ty cổ phần, Nxb. Trẻ.

[2] Nguyễn Thị Lan Hương (2009), Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật công ty Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

[3] Ngô Huy Cương (2012), Luật so sánh, Bài giảng điện tử.

[4] Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật thương mại - phần chung và thương nhân, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Ngô Huy Cương (2014), “Dự án sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005: Bình luận những vấn đề pháp lý chủ yếu” (tr. 21 – 29), Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 13(269), Kỳ 1 – Tháng 07/2014.

[6] Các Mác (1975), Tư bản, Quyển 1, Tập III, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

[7] Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyền Tân (1972), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển I, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch, Sài Gòn. [8] Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân (1972), Luật thương mại

Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Nhóm nghiên cứu và dự hoạch, Sài Gòn. [9] Đoàn văn Trường (1996), Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động

công ty cổ phần, Nxb. Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh

[10] A. James Barnes, Terry Morehead Dworkin, Eric L. Richards (1991),

Law for Business, Richard D. Irwin, Inc.

[11] Theodor Bauns (2007), Corporate Governance in Germany - System and Current Development, [www.jura.uni-frankfurt.de].

[12] Robert Charles Clark (1986), Corporate Law, Little, Brown and Company

[13] Klaus J. Hopt (2000), “Common Principles of Corporate Governance in Europe”, The Coming Together of the Common Law and the Civil Law, Millenium Lectures, Oxford-Portland Oregan Publisher.

[14] OECD, and Korea Development Institute (1999), Conference on Corporate Governance in Asia: A Comparative Perspective, Seoul, 3 – 5 March 1999.

[15] Saint Prowse (1990), Institutional Investment Patterns and Corporate Financial Behavior in the United States and Japan, Journal of Financial Economics.

Văn bản pháp luật

[16] Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1931.

[17] Bộ luật Thương mại Trung Kỳ 1942.

[18] Bộ luật Thương mại của Chính quyền Sài Gòn năm 1972. [19] Luật Công ty năm 1990.

[20] Luật Doanh nghiệp năm 1999. [21] Luật Doanh nghiệp năm 2005. [22] Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Một phần của tài liệu Tài liệu Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)