Về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt

Một phần của tài liệu ND15luatphan 4 (Trang 29 - 30)

III. BỐ CỤC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT A BỐ CỤC CỦA LUẬT

B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT 1 Những quy định chung

1.3. Về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt

Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đang thực hiện quá trình tái cơ cấu, tuy nhiên việc kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải đường sắt trên đường sắt do Nhà nước đầu tư vẫn do một doanh nghiệp tổ chức quản lý và thực hiện. Hoạt động này gần như khép kín trong nội bộ doanh nghiệp dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước; đặc biệt, hạn chế việc kêu gọi các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia đầu tư, kinh doanh đường sắt. Đây là một trong những lý do cản trở và hạn chế sự phát triển của đường sắt trong thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu gây ra các tồn tại bất cập nói trên là do trong thời gian dài vừa qua, nội dung phân định giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và kinh doanh vận tải mới dừng ở hạch toán kinh tế, chưa tách bạch độc lập về tổ chức và điều hành doanh nghiệp để đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử trong sử dụng kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư. Việc này cũng dẫn đến khi xảy ra tai nạn, sự cố, trở ngại làm ảnh hưởng đến hoạt động chạy tàu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thì chưa quy kết được trách nhiệm bồi thường.

Vì vậy cần phải quy định tách bạch giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư. Do đó, Luật Đường sắt năm 2017 đã thay cụm từ “phân định” tại khoản 4 Điều 4 Luật Đường sắt năm 2005 bằng cụm từ “tách bạch”.

Theo đó, Điều 4 Luật Đường sắt năm 2017 quy định về nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đường sắt như sau: (1). Bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác và hiệu quả; phục vụ nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; (2). Phát triển đường sắt theo quy hoạch, kế hoạch, gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ; (3). Điều hành thống nhất, tập trung hoạt động giao thông vận tải đường sắt; (4). Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng với kinh doanh vận tải trên đường sắt do Nhà nước đầu tư; (5). Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đường sắt.

Một phần của tài liệu ND15luatphan 4 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w