Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc từ thực tiễn thi hành (Trang 88 - 94)

Để thực hiện chính sách BHYT bắt buộc thành công góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân thì cần có sự phối hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp với cơ quan Bảo hiểm xã hội bằng quy chế cụ thể để hoàn thành mục tiêu chung này. Nhất là công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của mọi người dân về chính sách BHYT, về quyền lợi và trách nhiệm của người tham gia BHYT. Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị để phối hợp với cơ quan y tế thực hiện kế hoạch BHYT toàn dân. Tổ chức phát triển số người tham gia BHYT của các nhóm đối tượng đảm bảo theo mục tiêu đề ra.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm ra những hạn chế trong việc thực hiện BHYT bắt buộc trên thực tế, cũng như nguyên nhân của nó, Chương 3 của luận văn đưa ra những phương hướng hoàn thiện pháp luật BHYT bắt buộc tại tỉnh Phú Thọ, trong đó tập trung vào hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHYT, hoàn thiện các quy định về mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT, phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT sao cho có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng thời tăng cường công tác quản lý và tổ chức thực hiện. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tổ chức triển khai, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trên thực tế để đảm bảo chế độ cho người tham gia.

Cơ cấu lại ngân sách y tế, bảo đảm nguồn Ngân sách nhà nước mua BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHYT. Củng cố, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BHYT và hệ thống tổ chức thực hiện BHYT. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về BHYT.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm y tế nói chung và bảo hiểm y tế bắt buộc nói riêng là một chính sách xã hội rộng lớn. Với bản chất nhân đạo phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam cho nên BHYT đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Sự ra đời và phát triển của BHYT đã chứng minh được tính đúng đắn trong chính sách xã hội của Nhà nước ta.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai BHYT bắt buộc gặp không ít khó khăn do hạn chế trong nhận thức của quần chúng nhân dân và còn nhiều lúng túng, vướng mắc từ phía tổ chức thực hiện, nhất là hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến thực hiện chính sách BHYT chưa đồng bộ, hoàn thiện; quản lý nhà nước về BHYT chưa hiệu quả; hệ thống tổ chức thực hiện chưa chuyên nghiệp; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHYT còn hạn chế; mức đóng, mức hỗ trợ và khả năng tham gia BHYT của người dân; nhu cầu KCB của người tham gia BHYT chưa được đáp ứng tốt, hệ thống cung ứng dịch vụ vẫn còn một số hạn chế...

Cần nghiên cứu mô hình bao phủ BHYT theo Hộ gia đình, sự thay đối các nhóm đối tượng tham gia BHYT sau ngày 01/01/2014. Hiểu biết, sự chấp nhận, khả năng tài chính của hộ gia đình đối với việc tham gia BHYT. Mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT phù hợp với khả năng đóng góp của mỗi khu vực (thành thị, nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn), mức hỗ trợ đóng BHYT của NSNN đối với các đối tượng hiện nay chưa được hỗ trợ. Cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT giữa các bên liên quan. Khắc phục bất cập, thách thức trong đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT (phạm vi, mức hưởng BHYT; danh mục thuốc, vật tư và dịch vụ y tế được quỹ BHYT thanh toán).

Dù vậy không thể phủ nhận rằng bảo hiểm y tế bắt buộc là một loại hình không thể thiếu được trong trong lộ trình tiến đến Bảo hiểm y tế toàn dân của Đảng và Nhà nước ta. Từ thực trạng trên đã đặt ra cho Bảo hiểm y tế những thách thức mới trong quá trình phát triển loại hình. Hy vọng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, bảo hiểm y tế bắt buộc ngày càng hoàn thiện hơn trong những năm tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bảo hiểm xã hội Đà Nẵng (2012), “Tiến tới BHYT toàn dân: Hiện trạng

Việt Nam và kinh nghiệm từ Hàn Quốc”, Đà Nẵng.

2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Quyết định số 82/QĐ-BHXH ngày 20/01/2010 về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định

chi trả chi phí khám, chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ BHYT, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2014), Kế hoạch 2800/KH-BHXH năm 2014

thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Hà Nội.

4. Đỗ Ngân Bình (2008), "Hoàn thiện pháp luật về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Luật học, (1).

5. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2005), Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-

BTC ngày 27/7/2005 hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc, Hà Nội.

6. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-

BTC ngày 14/08/2009 hướng dẫn thực hiện BHYT, Hà Nội.

7. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 39/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thủ tục thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

đối với người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2008), Kinh tế y tế và bảo hiểm, Nxb Y học.

9. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh,

chữa bệnh BHYT, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2013), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo

hiểm y tế tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2012.

11. Chính phủ (2009), Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009, quy

12. Chính phủ (2013), Báo cáo số 314/BC-CP ngày 29/8/2013 về Kết quả thực

hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, Hà Nội.

13. Chính phủ (2014), Nghị định 105/201/NĐ-CP ngày 15/11/2014, quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, Hà Nội.

14. Hội đồng Bộ trưởng (1992), Nghị định số 299/HĐBT, ngày 15/8/1992

ban hành điều lệ Bảo hiểm y tế, Hà Nội.

15. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995),

Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật BHYT, Tạp chí BHXH.

17. Nguyễn Thị Thanh Hương (2012), Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật BHYT ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

18. Hải Nguyên (2007), "Đôi nét về pháp luật bảo hiểm y tế một số nước",

Tạp chí Bảo hiểm xã hội, (8).

19. Nguyễn Vinh Quang (2005), "Kinh nghiệm BHYT toàn dân", Tạp chí

BHXH Việt Nam, (05), tr.57.

20. Quốc hội (2015), Luật Bảo hiểm xã hội, tr.8, Nxb Chính trị quốc gia. 21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật BHYT

số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 quy định về Bảo hiểm y tế, Hà Nội.

22. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật BHYT sửa đổi, bổ sung sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số

25/2008/QH12.

23. Sở Y tế (2010), Quyết định số 163/QĐ-SYT ngày 27/4/2010 về việc ban hành Quy chế Phối hợp hoạt động trong việc thực hiện chính sách, pháp

luật về BHYT, Hà Nội.

24. Công Thành, Thu Trang (2006), "Tiền đề tiến tới BHYT toàn dân", Tạp

25. Đặng Thảo (2008), "BHYT ở Pháp - Kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp

chí BHXH Việt Nam, (07), tr.24-25.

26. Thủ tướng Chính phủ (2009), Công điện 1801/CĐ-TTg về thực hiện

tốt Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2015), Công điện 01/CĐ-TTg năm 2015 triển khai

thi hành Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Hà Nội.

28. Trung tâm thông tin khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội (2013), BHYT toàn dân - Thực trạng và kiến nghị, Hà Nội. 29. UBND tỉnh Phú Thọ (2015), Kế hoạch 395/KH-UBND năm 2015 thực

hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Phú Thọ.

30. Ủy Ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Kế hoạch số 2775/KH-UBND ngày 14/7/2015 về triển khai thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015- 2020, Phú Thọ.

31. Văn phòng Quốc hội (2014), Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm

2014 hợp nhất Luật bảo hiểm y tế, Hà Nội.

32. Văn phòng Quốc hội (2015), Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm

2015 hợp nhất Luật bảo hiểm y tế, Hà Nội.

33. Đoàn Tường Vân (2007), "Bảo hiểm y tế ở Hàn Quốc: thành công và thách thức", Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, (04).

II. Tài liệu nước ngoài

34. International Labour Office (1999), Social health insurance, Geneva: ILO-ISSA.

III. Tài liệu trang Web

35. bhxhphutho.gov.vn.

36. www.baodientu.chínhphu.vn. 37. https://vi.wikipedia.org/wiki.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật bảo hiểm y tế bắt buộc từ thực tiễn thi hành (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)