THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.Về đối tượng và các trường hợp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 27 - 42)

được qui định tại các văn bản hướng dẫn của ngành (Quyết định số 504/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về qui định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế). Cơ quan thuế có trách nhiệm trong việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

Một là, tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích các chính sách pháp luật thuế nói chùng và kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đến người nộp thuế theo luật định.

Hai là, dựa trên dữ liệu kê khai khấu trừ thuế trong hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế để thực hiện thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất các hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế

Ba là, thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra thuế nói chung cũng như khấu trừ thuế giá trị gia tăng nói riêng, qui trình hoàn thuế giá trị gia tăng. Cụ thể từ các bước thu thập thông tin, so sánh, phân tích, đánh giá rủi ro… cho đến công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế như kiểm tra chứng từ, hóa đơn mua vào; chứng từ thanh toán qua ngân hàng; hóa đơn bán hàng; chứng từ thanh toán của DN bán hàng trực tiếp cho DN xuất khẩu; các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác và chứng từ, sổ sách kế toán liên quan như: Mua, bán; xuất, nhập, tồn kho hàng hóa; chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kinh doanh...

Bốn là, giao kết luận, biên bản kiểm tra hoàn thuế, khấu trừ thuế cho đối tượng được kiểm tra và giải thích khi có yêu cầu.

Năm là, bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế trong trường hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế chậm do lỗi của cơ quan thuế thì ngoài số tiền thuế được hoàn theo qui định, người nộp thuế còn được trả tiền lãi tính trên số thuế bị hoàn chậm cho thời gian chậm giải quyết hoàn thuế. Lãi suất tính tiền lãi do hoàn thuế chậm là lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm cơ quan thuế ra quyết định hoàn trả tiền thuế. Số ngày tính tiền lãi kể từ ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo qui tai lieu, luan van27 of 98.

21

định đến ngày ban hành quyết định hoàn thuế hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước.

Sáu là, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thống nhất qui định các tiêu chí rủi ro, chứng từ, loại hình thanh toán qua ngân hàng có rủi ro để xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với ngân hàng để nắm thông tin các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ kịp thời ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng thông qua khấu trừ, hoàn thuế.

Bảy là, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật thuế nói chung và khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng.

1.2.6.Về kiểm tra trƣớc và sau hoàn thuế giá trị gia tăng

Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau:

Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế thực hiện phân tích hồ sơ hoàn thuế như đối chiếu thông tin trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu đăng kí thuế trên hệ thống tin học của cơ quan thuế; đối chiếu số thuế đề nghị hoàn và các số liệu liên quan đến số thuế hoàn trên hồ sơ hoàn thuế với dữ liệu khai thuế hàng tháng của người nộp thuế có liên quan trên hệ thống ứng dụng tin học của cơ quan thuế (các chương trình ứng dụng của ngành...). Phối hợp với bộ phận quản lý nợ để xác định số nợ tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế tại thời điểm hoàn thuế làm căn cứ bù trừ với số thuế được hoàn trong trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt. Trường hợp người nộp thuế vẫn còn nợ tiền thuế, tiền phạt nhưng không đề nghị bù trừ thì dự thảo thông báo tạm dừng hoàn thuế trong đó nêu rõ lí do dừng hoàn theo qui định, thời hạn dừng hoàn không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan thuế có thông báo dừng hoàn, thời hạn này không tính vào tổng số thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Hết thời hạn ghi trên thông báo tạm dừng hoàn thuế, nếu người nộp thuế không xuất trình được chứng từ nộp thuế hoặc chưa lập giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước và ghi rõ nội dung đề nghị bù trừ khoản phải nộp gửi cơ quan thuế thì xử lí bù trừ và tiếp tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo qui định. Trường hợp người nộp thuế cam kết không nợ thuế nhưng trên sổ theo dõi thu nộp thuế và sổ theo dõi nợ thuế của từng người nộp thuế tại cơ quan thuế vẫn còn nợ thuế, bộ phận giải quyết hồ sơ phối hợp với bộ phận đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xác định nợ chờ điều chỉnh và vẫn giải quyết hoàn thuế, đồng thời thông báo người nộp thuế đối chiếu nợ thuế với cơ quan thuế.

Trong quá trình phân tích hồ sơ hoàn thuế: Đối với số thuế chưa đủ điều kiện được hoàn thuế, còn thiếu thông tin cần giải trình, bổ sung tài liệu thì lập thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu gửi người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế thì lập biên bản làm việc và thông tai lieu, luan van28 of 98.

22

báo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, ghi nhận thời hạn giải trình bổ sung của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình bổ sung mà chưa đủ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì gửi thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2). Thời gian chờ người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu không tính trong tổng số thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan thuế. Khi hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình bổ sung theo yêu cầu, hoặc giải trình, bổ sung (lần 2) nhưng không chứng minh được số thuế khai là đúng thì lập phiếu nhận xét hồ sơ hoàn thuế đồng thời thông báo về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau gửi người nộp thuế và chuyển hồ sơ đến bộ phận giải quyết hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau có liên quan để tiếp tục giải quyết hoàn thuế.

Đối với số thuế đã xác định đủ điều kiện được hoàn thuế thì lập phiếu đề xuất hoàn thuế, chuyển sang bộ phận pháp chế để thẩm định. Nếu bộ phận pháp chế thống nhất về hồ sơ thì ban hành quyết định hoàn thuế hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước đối với số thuế được hoàn (kèm theo thông tin số tài khoản, ngân hàng/kho bạc nhà nước nơi người nộp thuế mở tài khoản) và/hoặc thông báo về việc không được hoàn thuế. Nếu bộ phận thẩm định không nhất trí thì tổng hợp ý kiến và đề xuất hướng xử lí trình thủ trưởng cơ quan thuế xem xét quyết định.

Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:

Bộ phận giải quyết hồ sơ hoàn thuế kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế phối hợp với bộ phận quản lý nợ để xác định nợ thuế làm căn cứ bù trừ với số thuế được hoàn trong trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt; Kiểm tra sơ bộ hồ sơ hoàn thuế và đề xuất ban hành quyết định kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế gửi người nộp thuế; Đối chiếu với kế hoạch thanh tra để tránh trùng lặp.Thực hiện kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế: Đối chiếu số liệu, chứng từ liên quan với các bảng kê kèm theo văn bản đề nghị hoàn thuế; Phân tích về điều kiện và thủ tục đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu để được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào và kiểm tra hàng hóa, dịch vụ mua vào liên quan đến số thuế đề nghị hoàn;...Trường hợp người nộp thuế đến làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế theo văn bản đề nghị của cơ quan thuế thì lập biên bản làm việc và thông báo cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ để theo dõi, ghi nhận thời hạn làm việc của người nộp thuế.

Căn cứ kết luận kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế, gồm: Biên bản kiểm tra; Quyết định xử lí kết quả kiểm tra, kết quả xác nhận nợ và các tài liệu có liên quan (nếu có), lập phiếu đề xuất hoàn thuế và chuyển sang bộ phận pháp chế để thẩm định và ban hành quyết định hoặc thông báo như đã nêu ở tai lieu, luan van29 of 98.

23

trên. Trường hợp qua kiểm tra trước hoàn thuế tại trụ sở của người nộp thuế, nếu cơ quan thuế xác định người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; hoặc cơ quan thuế đã có kế hoạch thanh tra người nộp thuế, hoặc nhận được đơn khiếu nại, tố cáo người nộp thuế, hoặc nhận được yêu cầu phải thanh tra thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan thì cơ quan thuế ra thông báo về việc tạm dừng giải quyết hồ sơ hoàn thuế để tiến hành thanh tra thuế gửi cho người nộp thuế và cơ quan thuế sẽ tiếp tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế ngay sau khi có kết luận thanh tra. Việc thực hiện thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo đúng qui định tại quy trình thanh tra thuế của Tổng cục Thuế, trong đó xác định rõ số thuế được hoàn và số thuế không được hoàn; số nợ tiền thuế, tiền phạt.

1.3.Đặc điểm của thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng 1.3.1.Khái niệm thi hành pháp luật

Khái niệm thi hành pháp luật hiện nay trên diễn đàn khoa học pháp lí, được hiểu theo nhiều hướng khác nhau:

Thứ nhất, "thi hành pháp luật" là một trong những hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lí bằng hành vi tích cực của mình (trong trường hợp này "thi hành pháp luật" đồng nghĩa với "chấp hành pháp luật" và ngoài thi hành pháp luật còn có các hình thức thực hiện pháp luật khác là tuân thủ pháp luật - chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm; sử dụng pháp luật - chủ thể pháp luật sử dụng quyền pháp lí và áp dụng pháp luật - cá nhân có thẩm quyền hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành cho từng trường hợp cụ thể, đối với cá nhân và tổ chức cụ thể);

Thứ hai, "thi hành pháp luật" là những hoạt động của các cá nhân, tổ chức nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống và trong trường hợp này nó đồng nghĩa với khái niệm "thực hiện pháp luật" (bao gồm bốn hình thức như đã nêu ở trên). Tuy nhiên, khái niệm "thi hành pháp luật" nên hiểu theo hai nghĩa - nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, "thi hành pháp luật" chính là chấp hành pháp luật - hình thức thực hiện pháp luật; còn theo nghĩa rộng, "thi hành pháp luật" là "thực hiện pháp luật", tức là những hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm trực tiếp đưa pháp luật vào cuộc sống để tạo ra những giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Việc hiểu khái niệm "thi hành pháp luật" theo hai nghĩa trên có ý nghĩa lí luận và thực tiễn nhất định. Đối với lí luận, nó giúp chúng ta nhận thức khái niệm "thi hành pháp luật" một cách đầy đủ và toàn diện hơn theo cả bề rộng và chiều sâu, từ cấp độ thấp đến cấp độ cao và trong mối quan hệ giữa "cái riêng" tai lieu, luan van30 of 98.

24

và "cái chung". Đối với thực tiễn, nó tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và đo lường mức độ hiệu quả của từng hình thức thực hiện pháp luật và toàn bộ hoạt động thực hiện pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi cao về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. [23]

1.3.2.Đặc điểm thi hành pháp luật khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng

Đặc điểm thi hành pháp luật khấu trừ, hoàn thuế thuế giá trị gia tăng thể hiện ở một số nội dung như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thi hành pháp luật khấu trừ: bất kỳ chủ thể nào khi đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp mã số thuế thì đều phải thực hiện việc kê khai thuế theo qui định của pháp luật mà không cần đợi có yêu cầu của cơ quan thuế. Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 qui định chủ thể khai thuế giá trị gia tăng nói chung và khấu trừ thuế giá trị gia tăng nói riêng là: “ người nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân SXKD hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng” (Điều 4). Riêng chủ thể thi hành pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng chỉ xuất hiện ở những chủ thể được nhà nước cần khuyến khích ưu đãi (nêu tại mục 1.2.2 Chương 1 của Luận văn). Bên cạnh đó, chủ thể thi hành pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng còn là cơ quan quản lý thuế thuế (gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế) và công chức thuế.

Thứ hai, thi hành kê khai thuế giá trị gia tăng nói chung và khấu trừ thuế giá trị gia tăng nói riêng là việc khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ ( tháng hoặc quý) nhằm xác định số thuế giá trị gia tăng đã trả khi mua hàng (thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào), số thuế giá trị gia tăng thu được khi bán hàng (thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra); số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau; số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn; số thuế giá trị gia tăng phải nộp vào ngân sách nhà nước. Việc kê khai khấu trừ thuế được tiến hành theo mẫu biểu qui định (Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế được qui định thống nhất các mẫu và do cơ quan thuế cung cấp). Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Với cơ chế này, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm vì hồ sơ khai thuế là do tổ chức, cá nhân nộp thuế tự lập trên cơ sở SXKD của mình và chính sách chế độ về thuế mà không cần có sự xác nhận của cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân nộp thuế phải chịu trách nhiệm về kết quả của việc tính thuế, kê khai thuế của mình trước pháp luật. Cơ quan thuế sẽ không can thiệp tai lieu, luan van31 of 98.

25

vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thế như không nộp thuế, trốn thuế, gian lận về thuế…

Nếu việc thi hành pháp luật khấu trừ thuế giá trị gia tăng là nghĩa vụ pháp lý của người nộp thuế thì thi hành hoàn thuế giá trị gia tăng là quyền pháp lý của người nộp thuế. Người nộp thuế có quyền hoàn thuế giá trị gia tăng khi đã đáp

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực tiễn thi hành pháp luật về khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng (Trang 27 - 42)