Trần Văn Kiệt Vĩnh Long

Một phần của tài liệu C21112009 (Trang 29 - 30)

Kính thưa Quốc hội!

Để tham gia vào dự thảo Luật thuế nhà, đất tôi phát biểu sau chắc cũng có nhiều ý kiến trùng với nhiều đại biểu, nhưng để tỏ rõ quan điểm của mình tôi vẫn phát biểu. Ở đây Luật thuế nhà, đất từ xem xét lại Pháp lệnh thuế nhà, đất trong những năm qua thực thi như thế nào chưa rõ, hiệu quả, chất lượng như thế nào chưa rõ. Nhưng nếu Luật thuế nhà, đất ban hành ra có hiệu lực thì lợi chưa rõ lắm mà những bất lợi tôi cho là nhiều hơn. Do đó tôi giả sử mấy bất lợi: Bất lợi thứ nhất là lòng dân, vì đây là một luật vô cùng nhạy cảm, mặc dù giai đoạn đầu định mức thu không lớn lắm, quy định từ 500 triệu trở lên thì không tác động lớn lắm. Nhưng sẽ đến một giai đoạn nào thì tỷ lệ này sẽ xuống? Do đó đụng đến lòng dân rất lớn. Quyền nhà ở của con người như thế nào mà ông cha ta nói, Hiến pháp nói là sống, ăn, ở, học hành, đi lại, trong này chúng ta thu thuế nhà ở là một quyền của người dân sống phải thu. Chúng ta xem nó tác động nhạy cảm đến mức độ nào, ngay chúng ta ngồi họp ở đây, cử tri cả nước cũng đang quan tâm Quốc hội xem xét đánh giá thông qua như thế nào mà pháp lệnh vừa qua không hiệu lực.

Vấn đề thứ hai, nó cũng đi ngược lại một số chủ trương của Đảng. Tôi nói trong giai đoạn phát triển hiện nay đô thị hóa như thế nào, nó có cản trở không? Hoặc chủ trương của Chính phủ là các doanh nghiệp phải tập trung xây dựng nhà cho hộ nghèo, nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho học sinh, nếu thế nhà này ra đời nó có giảm đi không, chủ trương Chính phủ có đứng lại không. Do vậy đề nghị Quốc hội nên xem xét vấn đề này có mâu thuẫn không, trong giai đoạn chúng ta phát triển đô thị hóa.

Vấn đề thứ ba, bất lợi nữa nếu luật được Quốc hội gần 500 đại biểu ngồi đây bấm nút thông qua mà xã hội không đồng tình, không thực hiện thì trách nhiệm của Quốc hội như thế nào? Cho nên đề nghị xem xét lại, Quốc hội thận trọng trong biểu quyết của mình.

Về xung quanh vấn đề quy định trong luật thì đúng là chưa rõ ràng. Nếu luật này phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế tôi thống nhất với nhiều đại biểu là đối tượng phải hẹp lại chứ không phải đối tượng trên 80 triệu dân Việt Nam, mà đối tượng là những người kinh doanh bất động sản hoặc nhà cho thuê hoặc nhà kinh doanh. Còn nhà ở kỳ này không thông qua và nhiều năm nữa cũng không thông qua, chừng nào đất nước ta phát triển cao hơn, nguồn thu của mọi người dân nhiều hơn thì chúng ta nên thu, còn ngay bây giờ chúng ta đừng nhắc tới nữa mà

đối tượng điều chỉnh, đối tượng nộp thuế ở phạm vi nhất định là hợp lý. Do đó tôi đề nghị nên xem xét. Còn quy định chi tiết trong luật đúng là chưa rõ, nếu xem lại thì nhiều khoản, nhiều điều, chương, mục quy định là đất cho thuê thì không thu, mà đất giao thì thu. Xin thưa với Ban soạn thảo, đất giao là đất của người dân tự lập hoặc mua hoặc ông bà để lại thì tốn nhiều lần hơn đất cho thuê, hiện nay chúng ta cho thuê, Nhà nước cho thuê, nhiều địa phương cho thuê mức rẻ mạt, cho thuê như không. Do đó đối tượng này không phải như thế nữa là bất hợp lý. Tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét lại. Xin hết.

Một phần của tài liệu C21112009 (Trang 29 - 30)