Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên ta

Một phần của tài liệu 400KH 2009 (Trang 31 - 34)

phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

(1). Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ, sử dụng có hiệu quả và bền vững tài nguyên rừng

Mục tiêu chủ yếu là bảo vệ diện tích rừng hiện có; hạn chế khai thác rừng trái phép, phòng chống cháy rừng, đảm bảo phát huy có hiệu quả về môi trường của rừng.

Những nhiệm vụ, chương trình chủ yếu cần triển khai trong năm 2009 là: a/ Bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên

Nhiệm vụ và chương trình cần triển khai: Trên cơ sở kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng, xác định ranh giới trên bản đồ và thực địa, tiến hành đóng mốc để quản lý ổn định. Nhà nước tập trung quản lý một số diện tích rừng nhất định như: rừng phòng hộ đặc biệt xung yếu, vườn quốc gia, và các khu rừng đặc dụng, rừng xa dân, rừng giống. Lập kế hoạch quản lý các khu vực ưu tiên, tăng cường năng lực cho các Ban quản lý và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá và điều tra tài nguyên rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ). Triển khai thực hiện chương trình bảo tồn đất và nước (chống sa mạc hoá, chống nhiễm mặn, bảo vệ rừng đầu nguồn). Thực hiện các dự án phục hồi các khu rừng phòng hộ và đặc dụng, đầu nguồn bị suy thoái nghiêm trọng. Triển khai xây dựng các mô hình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.

b/ Nâng cao hệ thống quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên có sự tham

gia của người dân.

Trước hết phải thực hiện mạnh mẽ công tác giao rừng, thuê rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương với chính sách hưởng lợi phù hợp, tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý rừng, xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. Chuyển biến mạnh mẽ việc truyền thông, nâng cao nhận thức quản lý và bảo vệ rừng, kỹ năng bảo tồn đa dạng sinh học cho cán bộ và cộng đồng.

c/ Nâng cao năng lực kiểm lâm, chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật.

Trong năm cần triển khai thực hiện: Chương trình bảo vệ, quản lý rừng, bảo tồn thiên nhiên; Chương trình hợp tác quốc tế và hội nhập; Chương trình nâng cao năng lực hệ thống Kiểm lâm; Chương trình nâng cao năng lực công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường công tác khoa học công nghệ,...

(2). Kế hoạch hoạt động thực hiện mục tiêu bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả và bền vững

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi các lưu vực sông, hệ thống thuỷ nông nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, phát triển bền vững nguồn nước làm cơ sở cho việc quản lý và lập kế hoạch phát triển thuỷ lợi theo quy mô lưu vực, hệ thống.

- Phối hợp với Tập đoàn Điện lực thống nhất điều tiết vận hành của các hồ Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang để xả nước tưới phục vụ sản xuất và cấp nước dân sinh vào vụ Đông xuân cho vùng hạ du sông Hồng.

- Theo dõi sát và tuyên truyền thường xuyên trên các thông tin đại chúng về diễn biến thời tiết, nguồn nước, lịch xả nước giúp nông dân chủ động lấy nước, sử dụng nước hợp lý, phòng chống và khắc phục hậu quả hạn hán, lũ lụt,..

- Chỉ đạo các địa phương thực hiện tích cực các giải pháp chống hạn, đảm bảo nước tưới, xây dựng và triển khai đề án chống hạn, nạo vét kênh mương, sửa chữa công trình, máy móc, ngăn mặn,..

- Tổ chức kiểm tra công trình trước lũ, phát hiện và sữa chữa kịp thời những công trình hư hỏng, đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão năm 2009. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các cụm, tuyến công trình trọng yếu, đặc biệt đối với hồ chứa, trạm bơm, cống dưới đê.

(3). Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển

Trước hết, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, như Quy chế quản các khu bảo tồn biển Việt Nam có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Xây dựng Đề án tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam đến năm 2020. Triển khai dự án điều tra nguồn lợi thuỷ sản biển. Xây dựng văn bản hướng dẫn đánh giá tác động môi trường trong chế biến và nuôi trồng thuỷ sản.

- Hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch các khu bảo tồn; triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về khu bảo tồn biển và khu bảo tồn nội địa.

- Tiếp tục triển khai dự án quốc gia về truyền thông: phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng phóng sự, thông qua đó đưa các chính sách, luật thuỷ sản và các quy định của Nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vào cuộc sống của ngư dân. Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa các nội dung bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vào giảng dạy trong nhà trường, nhằm tăng cường nhận thức của học sinh, nhất là tại các làng chài, vùng dân cư ven biển.

Tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc khai thác thuỷ sản; đồng thời tổ chức tốt việc thả tôm giống, cá giống ra các vùng nước tự nhiên tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

Hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản biển thực hiện đúng quy trình và công nghệ nuôi hải sản biển để nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường biển.

(4). Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường nông thôn

Môi trường nông thôn đang là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay do các cơ sở công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản tăng nhanh, các làng nghề khôi phục và phát triển, các gia trại, trang trại chăn nuôi ngày một tăng, việc sử dụng các hoá chất trong phòng trừ sâu bệnh thiếu hướng dẫn và quản lý chặt chẽ,…

Năm 2009, cần tập trung vào triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Quy hoạch các làng nghề gắn với quy hoạch xử lý môi trường làng nghề;

- Trên cơ sở các mô hình điểm về xử lý môi trường ở các cơ sở công nghiệp chế biến, các làng nghề xây dựng thành kế hoạch trung và dài hạn về giải quyết môi trường các cơ sở này theo từng địa phương và cả nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp tại nông thôn gây ô nhiễm môi trường ;

- Các địa phương hướng dẫn các làng, xã tổ chức các tổ dịch vụ thu gom rác thải trong các thôn, xóm, ấp để xử lý chung, tránh gây ô nhiễm hồ, ao, đường xá;

- Hướng dẫn các cơ sở gia trại, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi lớn gia súc, gia cầm, ao đầm nuôi thuỷ sản thực hiện nghiêm quy trình bảo vệ môi trường, bao gồm cả xử lý chất thải và môi trường ao nuôi.

- Thông qua hệ thống khuyến nông hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu và kinh doanh các loại thuốc bảo vệ thực vật

(5). Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp, nông thôn

- Triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành, để chủ động hành động giảm thiểu, thích ứng đối với những biến đổi tác động đến sản xuất nông lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng thêm trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu khoa học về biến đối khí hậu tác động đến ngành. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất phù hợp trước mắt cũng như lâu dài.

- Đào tạo nguồn nhân lực gắn với mở rộng hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu tác động đối với ngành, để chủ động và hợp tác xử lý giảm thiểu trước biến đổi khí hậu

- Điều chỉnh quy hoạch chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, nông thôn trước biến đổi khí hậu toàn cầu, để thích ứng với môi trường khí hậu mới. Soát xét lại hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản để bổ sung phù hợp với những tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản.

Một phần của tài liệu 400KH 2009 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w