Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu 400KH 2009 (Trang 26 - 31)

(1). Về Đầu tư phát triển thủy lợi đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển hệ thông thuỷ lợi đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, góp phần vào tăng trưởng nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản. Trong năm 2009, tập trung đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, giải ngân đạt 100% theo kế hoạch. Chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA thực hiện tiến độ theo kế hoạch từng tháng, đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đã cam kết với các nhà tài trợ.

Đối với nguồn ngân sách trong nước: ưu tiên hoàn thành các công trình dở dang, đầu tư mới chủ yếu để nâng cấp các công trình hiện có, trước hết đảm bảo an toàn hồ chứa. Tập trung nguồn vốn và sự chỉ đạo để tăng nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi còn khó khăn về nước tưới như ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long; sữa chữa, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và tập trung nạo vét các kênh trục phục vụ chống hạn đối với Đồng bằng sông Hồng; đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng vào các cây hoa màu, cây công nghiêp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, chăn nuôi tập trung. Thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thuỷ lợi.

a/ Về thuỷ lợi

Mục tiêu chung: Củng cố và phát triển thuỷ lợi đảm bảo an toàn công trình, phục vụ đa mục tiêu, cấp nước và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu cụ thể năm 2009: Đảm bảo an toàn công trình, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; đảm bảo cấp nước, thoát nước chủ động phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Đảm bảo tưới cho lúa: 6,91 triệu ha/7,25 triệu ha gieo trồng, tưới cho rau màu, CCN: 1,65 triệu ha/3,41 triệu ha gieo trồng; tiêu thoát nước cho 1,73 triệu ha đất nông nghiệp.

- Đảm bảo tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79%; tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh: 58%.

Để đạt mục tiêu trên cần ưu tiên thực hiện các chương trình: Chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa; Chương trình phục hồi nâng cấp công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương; Chương trình phát triển thuỷ lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Chương trình đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình ở các vùng còn khó khăn về nước tưới như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thuỷ lợi.

b/ Về công tác đê điều và phòng chống lụt bão

Mục tiêu chung của công tác đê điều và phòng, chống lụt bão là phải hạn

chế đến mức thấp nhất thiệt hại về sinh mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, bảo đảm mọi hoạt động bình thường về kinh tế, xã hội kể cả khi thiên tai xẩy ra; tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nhất là ở các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai..

Tu bổ đê điều thường xuyên: Hướng ưu tiên đầu tư vào những địa bàn thực sự nguy hiểm, có khả năng uy hiếp đến an toàn của đê, được sắp xếp theo thứ tự như sau:

- Xử lý triệt để những nơi đã xẩy ra sự cố trong mùa lũ;

- Hoàn thiện mặt cắt đê theo yêu cầu thiết kế, bao gồm: đắp đủ cao trình và chiều rộng mặt đê, đắp cơ tăng ổn định cho đê ở những đoạn cao từ 5 m trở lên; - Khép kín hàng tre chắn sóng;

- Lấp đầm, ao, thùng đấu sát chân đê chống đùn sủi; - Khoan phụt vữa chống thấm thân đê hạn chế thẩm lậu;

- Làm mới một số cống dưới đê thay thế dần các cống đã quá cũ; - Làm kè bảo vệ các khu vực sạt lở uy hiếp an toàn đê;

- Gia cố mặt đê bằng bê tông tạo điều kiện thuận lợi kiểm tra, ứng cứu, hộ đê và đề phòng tình huống lũ lớn, kết hợp giao thông nông thôn;

- Sửa chữa và xây mới công trình quản lý.

(2). Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ sản

Triển khai các dự án quy hoạch khu bảo tồn thuỷ sản nội địa khu vực ngã ba sông Đà – Lô- Thao, khu bảo tồn sông Tiền, khu bảo tồn ven biển Cà Mau, khu bảo tồn Sơn Trà - Hải Vân, khu bảo tồn Nam Yết, Khánh Hoà, khu bảo tồn Tiên Yên, Quảng Ninh,…

Tiếp tục triển khai Dự án xây dựng hệ thống thông tin nghề cá trên biển giai đoạn I, để đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác cho ngư dân ra khơi.

Đẩy nhanh thi công các Trung tâm Quốc gia giống hải sản, làm tốt công tác chuẩn bị để thi công các Trung tâm thực hành nghề cá, các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản.

Tiếp tục triển khai đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản tập trung như Kiến Thuỵ (Hải phòng), Kim Sơn (Ninh Bình), Đầm Nại (Ninh Thuận), ...

Triển khai các dự án khu neo đậu tránh trú bão đang dở dang như Cát Bà, Ninh Chữ, Tam Quan, Thọ Quang; các dự án mới Sông Dinh, Côn Đảo, Rạch Gốc, Cửa Hội. Ngoài ra đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung đầu tư dứt điểm các dự án khu neo đậu tránh trú bão do địa phương quản lý để sớm đưa vào sử dụng phục vụ ngư dân trong tránh trú bão an toàn.

Xây dựng các Cảng cá Quy Nhơn, Thuận An, Phú Lạc, Mỹ Tho do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý; đề nghị các địa phương triển khai các dự án cảng cá do địa phương quản lý.

Triển khai các dự án xây dựng chợ cá đầu mối và các bến cá theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

( 3). Về hạ tầng vùng muối

Trước hết tập trung triển khai các dự án phát triển nông thôn vùng muối, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, trường học theo chương trình 134 giai đoạn II.

Triển khai đầu tư các dự án đồng muối, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống tiêu và dẫn nước. Đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

(4). Về giao thông nông thôn

Nhà nước hỗ trợ một phần vốn và kỹ thuật; tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước; huy động sự đóng góp công sức, vật tư và tiền của dân đầu tư phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn đáp ứng cho yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá và đi lại của dân.

Đảm bảo hầu hết các xã có đường ô tô tới khu trung tâm; tỷ lệ cứng hoá mặt đường huyện liên xã đạt 96%, đường liên thôn nhựa hoá, bê tông hoá đạt 55% số xã; 96% đường đi lại an toàn cả bốn mùa. Xây dựng cầu, cống vĩnh cửu đạt 52%.

(5). Phát triển hệ thống thông tin

- Đầu tư hệ thống thông tin nối mạng từ Bộ xuống các địa phương và các doanh nghiệp trong ngành; thường xuyên cung cấp thông tin về sản xuất, phòng chống dịch, thiên tai, thị trường giá cả...

- Phát triển mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một trong những khâu đột phá làm thay đổi phương thức sản xuất, quản lý và kinh doanh nông nghiệp, nông thôn.

4. Kế hoạch thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực ngành và hội

nhập kinh tế quốc tế

(1). Kế hoạch hoạt động thực hiện chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Mục tiêu chủ yếu là tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm nông lâm thuỷ sản đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản.

Những nhiệm vụ, chương trình chủ yếu cần triển khai năm 2009:

a/ Hoàn thiện văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản. Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra chứng nhận thực hành sản xuất tốt (Viet GAP, GHAP, GMP, HACCP) cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản. Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản. Điều tra, truy xuất nguyên nhân sản phẩm nông lâm thuỷ sản mất an toàn vệ sinh thực phẩm, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.

b/ Về Bảo vệ thực vật: Triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia

của Chính phủ và Bộ về vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010; Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các biện pháp áp dụng GAP tại các vùng sản xuất rau trọng điểm, hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật cho nông dân về sản xuất rau an toàn, xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn theo GAP tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Triển khai thực hiện chương trình về kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm về sinh vật và hoá chất tồn dư trong nông sản thực phẩm đến năm 2010; quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu, buôn bán thuốc BVTV.

c/ Về thú y: Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật và kiểm soát chất tồn dư, vi sinh vật gây hại đối với sản phẩm động vật.

(2). Nghiên cứu và chuyển giao KHCN

Xây dựng hệ thống khoa học công nghệ nông nghiệp mạnh và đồng bộ

đủ khả năng tiếp thu và làm chủ khoa học công nghệ hiện đại nước ngoài, tạo ra ngày càng nhiều các tiến bộ kỹ thuật có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Triển khai đề án sắp xếp khối nghiên cứu khoa học thuộc Bộ.

Đổi mới cơ chế quản lý khoa học nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân; gắn kết các nhà khoa học với doanh nghiệp và nông dân. Các đơn vị khoa học triển khai thực hiện các phương án chuyển đổi cơ chế hoạt động đã được Bộ duyệt theo Nghị định 115/2005/NĐ- CP về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ

công lập; Thông tư liên tịch 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV; Đề án đổi mới cơ chế quản lý KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2006 - 2010.

Hướng dẫn và tạo điều kiện để các đơn vị khoa học chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 từ năm 2009.

Trong năm tới, công tác khoa học công nghệ nông nghiệp các cơ quan Bộ tập trung vào: Nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, hạ giá thành. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sau thu hoạch, hướng vào nghiên cứu và phổ biến công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói các loại nông sản, nhất là các sản phẩm tươi sống: rau, hoa, quả, thịt, tôm, cá,... Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, quản lý trong cơ chế thị trường, nhất là nghiên cứu thị trường nông sản trong và ngoài nước. Nâng cao hiệu quả của hệ thống khuyến nông và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, thông tin thị trường. Triển khai chương trình trọng điểm ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/1/2006.

(3). Thực hiện Chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp toàn ngành và Kế hoạch sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp thuộc Bộ

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, nâng cao năng lực và giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp triển khai thực hiện chương trình khuyến khích phát triển doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn. Trước mắt, chỉ đạo các địa phương tổ chức hướng dẫn nông dân đầu tư phát triển các loại sản phẩm theo đúng quy hoạch và nhu cầu thị trường, nhất là các loại nông sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp, các cơ sở công nghiệp chế biến phải tuân thủ sự chỉ đạo của địa phương về quy hoạch, tiến hành đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, đảm bảo phát huy hết công suất chế biến một cách ổn định.

Triển khai các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, gắn với hình thành các hợp tác xã làm dịch vụ, tạo thành mạng lưới tiêu thụ nông, lâm sản liên hoàn trên địa bàn nông thôn.

Đối với doanh nghiệp thuộc Bộ, chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ hợp đồng thu mua, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, muối cho nông dân; làm tốt công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu sản xuất năm 2009 đạt doanh thu khoảng 70 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 10%; lợi nhuận 10.000 tỷ đồng, tăng 15%; giảm lỗ 1.000 tỷ đồng; nộp ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng,...

Triển khai quyết liệt công tác quản lý doanh nghiệp: Trong năm 2009, hoàn thành việc cổ phần hoá các Tổng công ty thuộc Bộ; tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp trực thuộc các Viện nghiên cứu; tổ chức diễn đàn doanh nghiệp dân doanh,...

(4). Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế

Tiếp tục đàm phán về thuế và phi thuế quan, SPS, xuất xứ, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc/Newland để được ưu đãi về thuế và giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nông, lâm sản.

Tiến hành công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được phê duyệt năm 2008 trong chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư nhằm huy động trong năm 2009 khoảng 4.000 tỷ đồng vốn ODA, tương đương trên 200 triệu USD, vốn FDI khoảng 150 triệu USD.

Về Hội nhập kinh tế quốc tế: Tiếp tục rà soát các văn bản pháp quy và các Hiệp định quốc tế có liên quan; Triển khai chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế đã được Bộ phê duyệt. Kết hợp với các Bộ, ngành và các Tổ chức quốc tế triển khai các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến những cam kết của

Một phần của tài liệu 400KH 2009 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w