Chiến lược phát triển “cùng thắng” của Trung Quốc sẽ thắng thế

Một phần của tài liệu BCA190 (Trang 28 - 32)

III. CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ TRUNG QUỐC

Chiến lược phát triển “cùng thắng” của Trung Quốc sẽ thắng thế

TTXVN (asiatimes) - Trung Quốc đang đối mặt với một cuộc chiến thương mại với Mỹ và tình trạng tăng trưởng đang chững lại, tuy nhiên, những thành tựu kinh tế trong 70 năm qua kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời cho thấy đất nước này vẫn có tương lai sáng lạn. Phần lớn thành công của Trung Quốc nằm ở các chính sách cải tổ và mở cửa do những nhà lãnh đạo vĩ đại của đất nước này thực hiện. Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và nhà lãnh đạo hiện nay Tập Cận Bình đều theo đuổi con đường phát triển chung tương tự như nhau trong suốt 70 năm qua. Tuy nhiên, mỗi nhà lãnh đạo kể trên đều tìm cách cập nhật và nâng cấp tiến trình phát triển này và mở đường cho thế hệ tiếp theo thực hiện những ý tưởng ban đầu vốn mang những đặc sắc riêng của Trung Quốc.

Cùng tồn tại hòa bình

Kể từ khi được thành lập vào năm 1949, Trung Quốc đã luôn giơ cao biểu ngữ cùng tồn tại hòa bình, trong đó nhấn mạnh sự thống nhất giữa các quốc gia khác nhau về hệ thống nhằm đảm bảo các nước cùng tồn tại một cách hòa bình. Trên thực tế, khái niệm này được coi là nền tảng của hòa bình và phát triển, bởi những nguyên tắc đứng đằng sau nó - “bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau” - tạo thành những ý tưởng cốt lõi mà mọi quốc gia đều mong muốn được thực hiện trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay. Nguồn gốc của ý tưởng này có thể xuất phát từ truyền thống của Trung Quốc, đó là tạo dựng một thế giới hòa hợp để đạt được sự thịnh vượng và hòa bình cho tất cả. Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh vào nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và vai trò quan trọng của nguyên tắc này trong lịch sử của nền chính trị toàn cầu và nền kinh tế thế giới. Điều này tạo ra cơ hội cho nhân loại giải quyết những vấn đề lịch sử và các tranh chấp chính trị.

Trong 70 năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đề xuất những chiến lược phát triển khác nhau, chủ yếu tập trung vào việc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc, và nhấn mạnh tới hòa bình, ổn định và thịnh vượng của toàn cầu. Theo cách này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vào khái niệm “một trung tâm, hai giá trị”, trong đó “một trung tâm” là sự phát triển nhằm phục vụ nhân dân, và “hai giá trị” bao gồm “hòa bình và ổn định trên toàn thế giới” và “sự thịnh vượng lâu dài”. Công cuộc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa như vậy chủ yếu giải quyết những vấn đề xung quanh các chính sách mở cửa, xây dựng một xã hội thịnh vượng, duy trì một nền kinh tế mạnh khỏe và bền vững, đồng thời thiết lập các mối quan hệ đa phương và hợp tác với tất cả các quốc gia.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn tìm cách hiện đại hóa chính phủ và khả năng của đất nước nhằm xây dựng một mô hình mới cho các mối quan hệ của Trung Quốc với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt hệ tư tưởng hay hệ thống chính trị. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc được xây dựng dựa trên ý tưởng cho rằng nhân loại đều có chung một vận mệnh. Trên thực tế, quan điểm về một cộng đồng cùng chung vận mệnh giữa tất cả các quốc gia bao gồm việc hợp tác cùng có lợi và một khung phát triển chung, trong đó, nhấn mạnh tới sự phát triển hòa bình và các chính sách không can thiệp lẫn nhau. Ngoài ra, Trung Quốc đang ngày càng can dự nhiều hơn vào hệ thống điều hành toàn cầu hiện nay và tăng cường tham gia ác tổ chức quốc tế. Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chuẩn mực toàn cầu và thực thi luật lệ, điều này cho thấy Bắc Kinh rõ ràng quyết tâm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương chứ không phải là chủ nghĩa đơn phương trong cộng đồng quốc tế.

Phát triển sáng tạo

Kể từ năm 1949, phát triển sáng tạo trở thành điều phổ biến trong các chương trình nghị sự của Trung Quốc, đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế, công nghệ và xã hội. Trong 70 năm qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã luôn tìm cách giải quyết tình trạng lạc hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, và luôn cho rằng cần phải thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. Theo cách này, Mao Trạch Đông từng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể giữ khư khư nguyên tắc phát triển công nghệ có sẵn ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, chúng ta không thể bò từng bước theo sau các nước khác. Chúng ta phải phá vỡ lối mòn này, và phát triển Trung Quốc thành một cường quốc vĩ đại của hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa chỉ trong một giai đoạn lịch sử ngắn, sử dụng công nghệ tiên tiến ở chừng mực nhiều nhất có thể”. Tuy nhiên, chương trình nghị sự phát triển sáng tạo của Chủ tịch Tập Cận Bình không chỉ nhấn mạnh vào một cơ chế phù hợp cho khoa học và công nghệ, mà còn cung cấp cho sự sáng tạo những khái niệm sâu sắc và toàn diện hơn, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của Trung Quốc trong cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, và từ đó có thể vượt qua bất kỳ thành tựu sáng tạo nào trong lịch sử nhân loại.

Nhìn vào lịch sử phát triển của Trung Quốc trong 70 năm qua, chúng ta có thể nhận ra rằng Trung Quốc là quốc gia duy nhất theo đuổi một cách rõ ràng sự phát triển cùng thắng và chính sách mở cửa với thế giới bên ngoài. Cam kết của Trung Quốc trong việc

duy trì và thúc đẩy sự hợp tác thân thiện với tất cả các quốc gia trên cơ sở của các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình cho thấy rằng mục tiêu của đất nước này là tạo ra một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Việc “gắn nhãn” các chiến lược phát triển của Bắc Kinh là “chủ nghĩa đế quốc” Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ. Trung Quốc chưa bao giờ áp đặt ý thức hệ và cách sống của nước này lên bất kỳ quốc gia nào khác và luôn mong muốn cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho mọi quốc gia trên thế giới.

TÌNH HÌNH LIÊN HỢP QUỐC QUÝ III/2019TTXVN (New York) - TTXVN (New York) -

I.Những vấn đề nóng bao trùm

Trong quý III/2019, những vấn đề nóng được thảo luận tại LHQ (trụ sở ở New York, Mỹ) bao gồm: Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mà thực chất là cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt; tình hình căng thẳng vùng Vịnh và xung đột Mỹ-Iran không hề có dấu hiệu hạ nhiệt và cũng không có dấu hiệu cho thấy hai nước có thể tiến đến đàm phán; cuộc khủng hoảng chính trị và nhân đạo vẫn diễn ra nghiêm trọng ở Yemen và Syria; tiến trình hòa bình cho Trung Đông và quan hệ Israel-Palestine.

Xung đột Mỹ-Iran hầu như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt: Mỹ đã áp các lệnh trừng phạt cao nhất với Ngân hàng Trung ương và quỹ tài sản của Iran sau khi xảy ra vụ tấn công hai nhà máy lọc dầu ở Arab Saudi, sự cố mà Washington cho rằng Tehran có dính líu. Tại kỳ họp 74 Đại hội đồng Liên hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) từ ngày 17-30/9, kỳ vọng của giới quan sát về một cuộc gặp song phương lịch sử có thể giải quyết mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran đã không xảy ra.

Cuộc chiến dai dẳng ở Syria: Đã có một số tín hiệu tích cực bởi thỏa thuận chính trị thực chất đầu tiên giữa chính phủ Syria và các phe đối lập là Ủy ban Hiến pháp Syria sắp chính thức đi vào hoạt động sau nhiều năm đàm phán căng thẳng. Đặc phái viên của LHQ về Syria, ông Geir Pedersen, đã phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) ngày 30/9 rằng đây chính là niềm hy vọng thoát khỏi chiến tranh cho những người dân Syria.

Những diễn biến phức tạp tại Libya: Trong mấy tháng vừa qua đã buộc HĐBA LHQ ngày 12/9/2019 phải thông qua nghị quyết 2486 gia hạn nhiệm vụ của phái bộ LHQ tại Libya (UNSMIL) cho tới ngày 15/9/2020 đồng thời kêu gọi một lệnh ngừng bắn lâu dài tại quốc gia Bắc Phi này.

Vấn đề Israel-Palestine: Không có nhiều tín hiệu tích cực nhất là khi phía Israel cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các kế hoạch và sẽ quyết định thời điểm thích hợp để tiến hành tấn công Dải Gaza với lý do cho rằng phía Hamas không sẵn sàng chấm dứt các vụ phóng rocket. Chủ trương muốn thôn tính Bờ Tây của Israel thông qua tuyên bố sáp nhập thung lũng Jordan, một phần của Bờ Tây, vào lãnh thổ Israel của Thủ tướng Israel Netanyahu khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại.

Venezuela rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ: Ngày 19/8, Cao ủy LHQ về người tỵ nạn (UNHCR), Filippo Grandi, đã phải kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng viện trợ

nhân đạo nhiều hơn để giúp đỡ người tỵ nạn Venezuela đang đổ sang các nước láng giềng, nơi mà các dịch vụ xã hội đang quá tải và căng thẳng nảy lửa với cư dân địa phương.

Cơ hội tiến tới đàm phán Mỹ-Triều lần 3 vừa được mở ra: Phía Triều Tiên đã phát đi tín hiệu kỳ vọng các cuộc đàm phán cấp bộ sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cải thiện mối quan hệ Mỹ-Triều và có thể dẫn tới một hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 3.

Cuộc chiến Mỹ -Trung: Đó là tâm điểm chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ trước ĐHĐ LHQ năm nay. Đây là năm thứ hai ông Trump công khai chỉ trích Trung Quốc tại diễn đàn ĐHĐ LHQ và điều này cũng đã được dự đoán từ trước cho nên chính Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hành động ngăn chặn sự chia rẽ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

II.Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng LHQ

Kỳ họp khóa 74 ĐHĐ LHQ là sự kiện thường niên quan trọng nhất của LHQ, mà điểm nhấn là tuần lễ họp cấp cao với Hội nghị thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu và Hội nghị thượng đỉnh về các mục tiêu phát triển bền vững quy tụ lãnh đạo của hàng trăm nước trên thế giới cũng như những người đứng đầu các tổ chức dân sự và doanh nghiệp nhằm cùng nhau đưa ra giải pháp đối với những thách thức toàn cầu. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự sự kiện đã có bài phát biểu ấn tượng kêu gọi tăng cường sức sống của chủ nghĩa đa phương, kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế.

Quan sát thực tế của phóng viên từ kỳ họp ĐHĐ năm nay cho thấy sự tham gia đông đảo của các nước tại diễn đàn đa phương lớn nhất hành tinh này là minh chứng cho sức sống của chủ nghĩa đa phương và hợp tác đa phương vẫn là phương thức hữu hiệu, đáng tin cậy giải quyết mối quan hệ giữa các nước.

Cũng như hai kỳ họp trước, bài phát biểu trong lần xuất hiện thứ 3 tại ĐHĐ LHQ của Tổng thống Mỹ Donald Trump năm nay vẫn là tâm điểm của sự chú ý. Một lần nữa ông Trump cho thấy ông không hề ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu hóa và tái khẳng định lãnh đạo, mỗi nước cần phải đặt quyền lợi của người dân nước mình lên trên hết, rằng tương lại không thuộc về những người ủng hộ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, ông cũng truyền tải thông điệp khá rõ ràng rằng nước Mỹ sẵn sàng hợp tác với các nước khác nhằm giải quyết những thách thức toàn cầu. Nước Mỹ cũng không mặn mà với chủ nghĩa toàn cầu hóa hay vị trí đầu tàu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Bài phát biểu năm nay của ông Trump cũng cho thấy thông điệp cứng rắn của ông về những vấn đề hiện là mối quan tâm lớn của nước Mỹ: Đó là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, là cuộc xung đột với Iran, là quan hệ căng thẳng với Triều Tiên, cũng như mối quan hệ của Mỹ với Venezuela và cuộc chiến ở Afghanistan. Quan điểm “nước Mỹ trước tiên” của ông Trump cũng được thể hiện rõ khi tuyên bố nước Mỹ sẽ dùng tới những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề nhập cư. Bên cạnh những thông điệp khẳng định nước Mỹ vẫn nhất quán trong vấn đề bảo vệ phụ nữ, bảo vệ quyền trẻ em và người đồng tính, Tổng thống Mỹ không quên phô trương sức mạnh của xứ cờ hoa khi khẳng định nước

Mỹ “mạnh nhất thế giới” và cho biết chỉ riêng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, khoảng 2,5 nghìn tỷ USD đã được chi cho các hoạt động quân sự.

Đáng chú ý, tại kỳ họp lần này, phía Mỹ đã tiến hành hàng loạt cuộc gặp song phương với các đối tác và đồng minh nhằm khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đảm bảo tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại khu vực chiến lược này cũng như nhằm giải quyết các thách thức và đảm bảo thịnh vượng, an ninh và trật tự dựa trên luật lệ trên bình diện toàn cầu. Những động thái này cho thấy cam kết của Mỹ trong việc sẵn sàng đối phó với những nguy cơ đe dọa an ninh và hòa bình quốc tế.

Một phần của tài liệu BCA190 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w