Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Hồ Chí Minh

Bên cạnh những kết quả trên, TP. HCM đang đứng trước không ít những tồn tại và khó khăn. Đó là, các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện vẫn chưa đủ mạnh, chưa tạo được sự đột phá; Tình trạng kéo dài sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa theo chiều rộng; Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chậm; Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh chưa cao; Tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, giá trị gia tăng cao của TP còn thấp, tính cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn khá yếu so với khu vực và quốc tế.

Bên cạnh đó, còn lúng túng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn, nhất là kinh tế đô thị. Trong đó, có những hạn chế do chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh, nhất là các chính sách định hướng cho doanh nghiệp (DN) chuyển từ gia công sang sản xuất...

Trong các nguyên nhân chủ yếu phần nhiều là do cơ chế, chính sách chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của TP và chưa tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng, lợi thế của một đô thị đặc biệt (quy mô dân số lên đến 10 triệu dân và là vùng kinh tế trọng điểm, năng động nhất cả nước). Trong khi, năng suất của nền kinh tế TP còn thấp, trình độ công nghệ sản xuất của DN còn ở mức trung bình và chậm đổi mới, vốn sản xuất ít, phần lớn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, rất dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế.

Công nghiệp hỗ trợ thì chậm phát triển, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Hạ tầng phục vụ cho phát triển lại ngày càng quá tải, bất cập, cản trở việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Công tác quản lý, điều

hành của bộ máy chính quyền mặc dù được đánh giá là năng động nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển và chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay [24].

3.3. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ

Chí Minh

3.3.1. Quy mô và tốc độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thời gian qua, TP.HCM luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn TP.HCM có 6.485 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là gần 40,99 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng số dự án và 16,1% tổng số vốn so với cả nước.

Quy mô thu hút FDI vào TP.HCM thể hiện qua số lượng đăng ký và số vốn đầu tư các dự án FDI; còn tốc độ thu hút FDI thể hiện qua tỷ lệ % tăng các dự án và số vốn đăng ký FDI qua các năm. Thời gian qua, quy mô và tốc độ thu hút FDI tại TP.HCM đã gia tăng đáng kể, được thể hiện thông qua Bảng 3.4 sau đây.

Bảng 3.4: Dự án FDI vào TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2020

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (triệu USD) Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 2012 439 117 2804 149 2013 401 91,3 2312 82,5 2014 477 119 2086 90,2 2015 414 86,8 3210 114 2016 595 143,7 4511 140,5 2017 713 120 4656 103,5 2018 1060 148 6238 140 2019 1365 129 8338 133 2020 950 69 4356 52

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Qua bảng số liệu trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy, giai đoạn 2012 - 2020, cùng với sự phục hồi nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế

năm 2008 - 2009 thì số dự án và nguồn vốn đầu tư FDI vào TP.HCM đã có sự tăng lên rõ rệt, năm 2017 số lượng dự án FDI đăng ký tăng gấp 1,9 lần so với năm 2012, đặc biệt, tổng vốn đầu tư FDI vào TP năm 2017 tăng 2,47 lần so với năm 2012. Nhìn tổng thể giai đoạn 2012 - 2020, hầu hết các năm, TP.HCM đều có sự tăng lên về số lượng dự án FDI và tổng số vốn đầu tư FDI (trừ năm 2013, 2015 giảm về số dự án; năm 2013, 2014 giảm về tổng số vốn đầu tư nhưng không đáng kể, năm 2020 do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid 19 nên số lượng FDI giảm mạnh so với năm 2019). Đáng chú ý, từ năm 2015 đến nay, cả số lượng đăng ký dự án FDI và tổng nguồn vốn đầu tư FDI đều tăng liên tục, năm sau nhiều hơn năm trước, trong đó năm 2015 có tốc độ thu hút đầu tư cao hơn. Đây là những tín hiệu hết sức khả quan trong việc thu hút FDI vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM giai đoạn hiện nay (Hình.3.3)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Hình 3.3: Dự án FDI vào TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2020 theo số lƣợng đăng ký

Thực tế cho thấy, vốn đầu tư FDI vào TP.HCM không chỉ tăng thông qua vốn đăng ký ở các dự án mới mà đối với các dự án FDI cũ cũng thường xuyên được điều chỉnh vốn tăng thêm ở mức khá cao. Tính riêng năm 2017, có 177 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm đạt 529,2 triệu USD, năm 2018 tăng lên là 1060 dự án với số vốn đăng ký là 6238 triệu USD, năm 2019 tăng lên 1365 dự án với số vốn là 8338 triệu USD. Điều đó cho thấy môi trường đầu tư và kinh doanh TP.HCM luôn được các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm, tin tưởng. Nếu không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 thì con số về FDI đầu tư tại TP.HCM vẫn tiếp tục tăng trưởng.

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh

Hình 3.4: Dự án FDI vào TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 – 2020 theo tổng vốn đầu tƣ (Triệu USD)

Tóm lại, với lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, TP.HCM đã tích cực, chủ động trong thu hút nguồn vốn FDI và luôn đứng tốp đầu các địa phương trong cả nước về thu hút vốn FDI nhằm phát triển kinh tế

- xã hội của TP. Trong những năm trở lại đây, quy mô và tốc độ thu hút FDI của TP.HCM đã tăng lên đáng kể, đó là điều kiện thuận lợi để TP.HCM tăng cường nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

3.3.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài

Cơ cấu đầu tư FDI sẽ cho thấy nguồn vốn FDI vào TP.HCM được tập trung ở những ngành nào, vùng nào và những đối tác chính trong đầu tư FDI vào TP.HCM quốc gia nào để từ đó có những biện pháp đúng đắn điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo đúng định hướng của TP.

Đến tháng 12/2020, trên địa bàn TP.HCM còn 9952 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là

48.190.480 nghìn USD Trong đó, cơ cấu đầu tư phân theo ngành nghề/lĩnh vực hoạt động cụ thể trong Bảng 3.5 như sau.

Bảng 3.5: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo ngành/nghề lĩnh vực hoạt động ở TP. Hồ Chí Minh tính đến tháng 12/2020 TT Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (ngàn USD) Tỷ lệ % vốn đầu

1 Hoạt động kinh doanh bất động

sản 463 4,65 15.300.757 31,75

2 Công nghiệp chế biến , chế tạo 1756 17,64 15.009.127 31,15

3 Giáo dục và đào tạo 215 2,16 2.709.868 5,62

4

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

2599 26,11 4.822.436 10

5 Thông tin và truyền thông 1334 13,4 1.547.710 3,21 6 Hoạt động chuyên môn, khoa

học và công nghệ 1871 18,8 1880647 3,9

7 Xây dựng 748 7,52 1978243 4,1

8 Vận tải kho bãi 454 4,56 940.670 1,95

9 Y tế và hoạt động trợ giúp xã

hội 89 0,89 979.180 2,03

10

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

7 0,07 337.345 0,7

TT Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (ngàn USD) Tỷ lệ % vốn đầu

12 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 16 0,16 138.873 0,29 13 Hoạt động hành chính và dịch

vụ hỗ trợ 134 1,35 294.314 0,61

14 Cung cấp nước; hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nước thải 10 0,1 222.607 0,46

15 Khai khoáng 10 0,1 215.522 0,45

16 Hoạt động tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm 25 0,25 93.706 0,19

17 Nông nghiệp, lâm nghiệp và

thủy sản 10 0,1 48.351 0,1

18 Hoạt động dịch vụ khác 35 0,35 29.080 0,06

Tổng cộng 9952 100 48.190.480 100

Nguồn: Tổng cục thống kê TP.Hồ Chí Minh

Như vậy, theo Bảng số liệu 3.5 ở trên thì các dự án FDI đầu tư vào TP.HCM tập trung nhiều nhất vào hoạt động kinh doanh bất động sản với 463 dự án, với số vốn 15.300.757 nghìn USD, chiếm tỷ trọng cao nhất (33,52%), đứng thứ hai là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 1756 dự án, số vốn là trên 15 tỷ USD (chiếm 31,15%), thứ ba là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với 2599 dự án, số vốn đầu tư là hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 10%. thứ tư là giáo dục và đào tạo với 215 dự án, số vốn 2,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,62 %, hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đứng thứ năm với 1871 dự án, số vốn là gần 1,98 tỷ USD, chiếm 4,1%.

Trong khi đó lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và khai khoáng có số lượng dự án và số vốn FDI đầu tư ở mức thấp nhất. Điều đó cho thấy nguồn vốn FDI có sự dịch chuyển rõ rệt trong hạng mục đầu tư, từ đó nó làm chuyển dịch các ngành kinh tế của TP.HCM.

Nếu căn cứ theo đối tác đầu tư, thì cơ cấu FDI đầu tư vào TP.HCM được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 3.6: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo đối tác đầu tƣ ở TP.Hồ Chí Minh (tính đến tháng 12/2020) TT Quốc gia/Vùng lãnh thổ Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ 1 Singapore 855 13,6 9.500.713.807 23,7 2 Malaysia 223 3,5 5.858.552.030 14,6

3 British Virgin Islands 199 3,2 4.297.503.946 10,7

4 Hàn Quốc 1208 19,9 4.217.312.188 10,5

5 Hồng Kông 342 5,5 2.880.221.735 7,2

6 Nhật Bản 879 14,5 2.865.416.879 7,1

7 Trung Quốc (Đài

Loan) 467 7,6 1.901.416.405 4,7

8 Anh 111 1,8 1.753.004.150 4,4

9 Cayman Islands 29 0,4 1.598.093.508 4

10 Pháp 179 2,9 841.341.005 2,1

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh

Thực tế, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư. Trong đó, nếu tính số dự án thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất với 1208 dự án (chiếm 19,9% tổng số dự án), Nhật Bản có số dự án đứng thứ hai với 879 dự án (chiếm 14,5%), Singapore có số dự án đứng thứ ba với 855 dự án (chiếm 13,6% tổng số dự án), các nước và vùng lãnh thổ khác trong khu vực cũng có số dự án tương đối lớn là: Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia. Còn nếu tính số vốn FDI đầu tư thì Singapore có số vốn đầu tư lớn nhất (trên 9,5 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng số vốn đầu tư); Malaysia là quốc gia có số vốn đầu tư FDI đứng thứ hai (gần 5,9 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng số vốn đầu tư); đứng thứ ba và thứ tư là British Virgin Islands và Hàn Quốc với tỷ lệ vốn đầu tư FDI tương ứng là 10,7% và 10,5%.

Các dự án FDI đầu tư vào TP.HCM chủ yếu theo các hình thức sau: dự án 100% vốn nước ngoài (chiếm 77,58% số dự án và chiếm 64,93% tổng vốn đầu tư); dự án liên doanh (chiếm 21,6% số dự án và chiếm 32,1% tổng vốn

đầu tư); dự án hợp tác kinh doanh (chiếm 0,82% số dự án và chiếm 2,86% tổng vốn đầu tư).

Nguồn: Cục thống kê TP. Hồ Chí Minh

Hình 3.5: Cơ cấu các dự án FDI đầu tƣ vào TP. Hồ Chí Minh chia theo hình thức đầu tƣ (tính đến tháng 12/2020)

Bên cạnh việc xem xét cơ cấu đầu tư FDI vào TP.HCM theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, theo đối tác đầu tư và theo hình thức đầu tư thì cần phải xem xét cơ cấu đầu tư theo vùng trên địa bàn TP.HCM để thấy được các dự án FDI đang tập trung ở vùng nào, khu vực nào chủ yếu nhằm có những chính sách tác động thích hợp. Nếu chia cơ cấu đầu tư FDI theo Quận, Huyện thì 24/24 Quận, Huyện của TP.HCM đều có dự án đầu tư FDI. Tính riêng năm 2020, khu vực Quận 1 là khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất trên địa bàn TP với 146 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 892,92 triệu USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư vào TP; Quận 7 đứng vị trí thứ hai với 98 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 885 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Q.Bình Thạnh, Tân Bình cũng có số dự án và tổng số vốn đầu tư khá cao ở TP HCM. Hiện nay, các dự án FDI của TP được tập trung chủ yếu

ở khu vực nội thành và khu trung tâm TP mới. Các Huyện ngoại thành mặc dù thu hút số lượng các dự án còn ít nhưng đang có rất nhiều tiềm năng thu hút FDI, đặc biệt là khu đô thị Tây - Bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn có diện tích 6.000 ha và khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè có diện tích 3.900 ha.

Bảng 3.7: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo Quận, Huyện ở TP.Hồ Chí Minh năm 2020 STT Quận/huyện Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (triệu USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ 1 Quận 1 146 17,41 792,9 16,5 2 Quận 2 22 3,06 313,82 6,5 3 Quận 3 45 5,71 97,78 2,1 4 Quận 4 10 1,4 48,89 1 5 Quận 5 8 1 47,02 1 6 Quận 6 12 1,27 55,41 1,1 7 Quận 7 98 13,1 885 16,1 8 Quận 8 18 2,51 67,05 1,4 9 Quận 9 30 2,8 81,95 1,7 10 Quận 10 29 3,4 229,08 4,8 11 Quận 11 15 1,6 103,81 2,2 12 Quận 12 27 2,35 58,2 1,2 13 Quận Phú Nhuận 29 3,59 215,11 4,2 14 Quận Gò Vấp 17 1,98 196,02 4,2 15 Quận Bình Tân 26 2,25 113,61 2,4 16 Quận Bình Thạnh 75 11,69 562,76 9,5 17 Quận Tân Bình 69 11,6 405,54 8,6 18 Quận Tân Phú 25 2,19 63,32 1,3 19 Quận Thủ Đức 36 3,65 49,82 1 20 Huyện Hóc Môn 12 1,27 47,49 1 21 Huyện Nhà Bè 15 1,6 45,63 0,9 22 Huyện Cần Giờ 12 1,27 37,25 0,8 23 Huyện Bình Chánh 15 1,6 78,69 1,6 24 Huyện Củ Chi 16 1,7 446 9,3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh

Tóm lại, khi xem xét cơ cấu các dự án đầu tư FDI vào TP.HCM chúng ta thấy các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ và ngành công

nghiệp (nhất là kinh doanh bất động sản, buôn bán ô tô và công nghiệp chế biến, chế tạo), trong đó, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia có số lượng dự án đầu tư cũng như tổng số vốn đầu tư FDI vào TP.HCM nhiều hơn cả. Hình thức đầu tư FDI chiếm số lượng lớn nhất là dự án 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng các dự án FDI vào TP.HCM đang tập trung chủ yếu ở các Quận trung tâm nội thành, bởi đây là khu vực có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt và có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao hơn. Tuy nhiên, thời gian tới nếu một số Quận, Huyện ở ngoại thành nếu được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hơn nữa thì việc thu hút các dự án FDI sẽ gia tăng bởi ở đó có lợi thế về mặt bằng sản xuất kinh doanh lớn, giá thuê rẻ hơn. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, TP.HCM cần dựa vào thực trạng cơ cấu đầu tư để tăng cường củng cố hạ tầng cơ sở và có chiến lược thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực, địa phương có tiềm năng, lợi thế đầu tư nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào TP hơn nữa.

3.4. Tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thúc đẩy chuyển dịch

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hồ chí minh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)