0
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 73 -83 )

bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian tới

Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phân tích thực trạng công tác khai thác khoáng sản, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản. Những giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản được đưa ra theo các nhóm giải pháp cụ thể.

3.2.1. Nhóm giải pháp về lý luận quản lý nhà nước về khoáng sản

3.2.1.1. Giải pháp mặt chính sách, pháp luật

Tập trung nghiên cứu nắm vững khuôn khổ pháp luật quản lý nhà nước về khoáng sản, theo đó cần nắm vững và hiểu rõ phạm vi quy định của từng văn bản, xây dựng lược đồ để có thể nắm được phạm vi sửa đổi, trên cơ sở đó rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về khoáng sản

của huyện đã ban hành, xem xét tính phù hợp để có thể điểu chỉnh hoặc ban hành văn bản quản lý mới cho đúng pháp luật.

Giải pháp đặt ra là:

- Cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật về khoáng sản và các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động khai thác khoáng sản, tới diện tích phân bố khoáng sản và bảo vệ môi trường, đảm bảo loại bỏ sự thiếu đồng bộ, chủ quan trong việc ban hành văn bản mới, thi hành luật trên địa bàn huyện.

- Xây dựng lược đồ các văn bản pháp luật về khoáng sản, tránh tình trạng áp dụng các văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND tỉnh đã hết hiệu lực thi hành, qua đó đề xuất loại bỏ các văn bản hướng dẫn thi hành đã hết hiệu lực mà cấp huyện đã ban hành.

3.2.1.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý khoáng sản

Công tác này, trong những năm qua đã được UBND huyện cùng với các Sở, Ban, ngành của tỉnh thường xuyên tổ chức và lồng ghép tổ chức, tuyên truyền, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Để có thể đạt hiệu quả cao khi thực hiện công tác này trên địa bàn huyện, giải pháp đưa ra là:

- Tiến hành thường xuyên tuyên truyền, phổ biến văn bản quản lý khoáng sản theo một chương trình thống nhất có định hướng và tác động trực tiếp tới từng đối tượng cụ thể.

- UBND huyện phải xây dựng chương trình, kế hoạch và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức pháp luật về quản lý khoáng sản một cách thường xuyên, liêu tục, trong đó chú trọng lựa chọn những vấn đề thiết thực, gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào các dân tộc miền núi nhằm đạt được hiệu quả tuyên truyền, vận động cao nhất.

- Đối với cán bộ các phòng ban thuộc UBND huyện và các cơ quan liên quan tham mưu trong lĩnh vực khoáng sản như Phòng Tài nguyên và Môi

trường, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện, các xã, thị trấn phải tham gia các lớp tập huấn, phổ biến pháp luật về khoáng sản theo tháng hoặc theo quý, để có thể hiểu sâu nội dung các văn bản pháp luật từ đó mới có thể trở thành các tuyên truyền viên trong công tác này.

- Đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và cử các cán bộ tới dự nghe nghe phổ biến pháp luật về khoáng sản do các cấp tổ chức.

- Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của UBND huyện tại các đơn vị hoạt động khoáng sản, các cán bộ quản lý phải phổ biến cho các đơn vị này các văn bản mới để họ nắm bắt và thực hiện. UBND huyện phải xử phạt nghiêm minh với các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, đặc biệt các đơn vị tái phạm nhiều lần có thể rút giấy phép hoạt động.

- Yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền chú trọng chỉ đạo nhiệm vụ công tác tuyên truyền vận động, trong đó phát huy vai trò của tổ chức mặt trận và các hội đoàn thể, vai trò của người có uy tín trong cộng đồng... để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đưa các chủ trương, văn bản mới ban hành có liên quan đến hoạt động, nghĩa vụ quản lý khoáng sản. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra kết quả công tác phổ biến pháp luật về khoáng sản trên địa bàn huyện.

3.2.1.3. Công tác điều tra khoáng sản

Đây là công tác đòi hỏi chuyên môn sâu, vì vậy giải pháp đặt ra là: - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ cấp phòng có thời gian và kinh phí để học tập, bồi dưỡng về kiến thức điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản.

- Thường xuyên kiểm tra nắm bắt địa bàn, phát hiện các điểm lộ khoáng sản mới. Điểm thuận lợi trong công tác này của cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản tại cấp huyện là có thể ghi nhận được dấu hiệu trực tiếp

của khoáng sản thông qua hoạt động khai thác trái phép do công tác điều tra khoáng sản trước đây có thể không gặp diện lộ hoặc mạng lưới điều tra thưa chưa phát hiện được. Vì vậy, các cán bộ này phải xác định vị trí của chúng trên bản đồ quy hoạch khoáng sản, nếu chúng chưa có trong diện tích quy hoạch khoáng sản thì phải lập tức báo cáo UBND huyện để có thể đưa vào diện tích cần điều tra, quy hoạch, quản lý.

- Hiện nay, Nhà nước đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn theo Thông tư Liên tịch số 61/2014/TTLT-BTNMT-BKHĐT-BTC ngày 14/11/2014 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn góp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, do đó UBND huyện cần tạo điều kiện thu hút các cá nhân, tổ chức có tiềm lực kinh tế và năng lực chuyên môn đầu tư vào điều tra khoáng sản để có được thông tin cho công tác quy hoạch khoáng sản trên địa bàn.

3.2.1.4. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Giải pháp cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch khoáng sản cấp huyện là:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phải là đơn vị chủ chốt, qua công tác thanh tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn để tham mưu cho UBND huyện các diện tích có tiềm năng khoáng sản đưa vào điều tra khoáng sản, quy hoạch khoáng sản, tránh để tình trạng khai thác trái phép.

- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững địa bàn, kết hợp với chính quyền cấp xã để có thể thu thập thêm thông tin. Các thông tin về vị trí khai thác trái phép phải được cập nhật trên bản đồ quy hoạch khoáng sản của huyện.

3.2.1.5. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản

huyện chưa có thẩm quyền cấp phép, tuy nhiên công tác tham mưu cho UBND cấp tỉnh là hết sức quan trọng. Vì vậy, UBND huyện phải thường xuyên cập nhật thông tin về các dự án trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể tham mưu cho cấp trên, tránh tình trạng chồng chéo trên cùng một diện tích.

Giải pháp được đưa ra là:

- Thực hiện niêm yết công khai quy trình, thủ tục trong cấp phép hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

- Nắm rõ hiện trạng khu vực khoáng sản dự định cấp phép khai thác, nhất là các yếu tố liên quan đến vị trí địa lý, di tích lịch sử - văn hóa, ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh, đất rừng tự nhiên, môi trường... để cân nhắc lựa chọn trước khi đề xuất cấp thẩm quyền cấp phép.

- Xây dựng sơ đồ thực trạng cấp phép các hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện, nội dung bao gồm: Các diện tích điều tra khoáng sản, diện tích thăm dò khoáng sản, diện tích khai thác khoáng sản, diện tích dự án trồng rừng, diện tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp... Từ đó, tham mưu UBND tỉnh triển khai các dự án về khoáng sản, đảm bảo lợi ích của các dự án.

3.2.1.6. Công tác kiểm tra, truy quét và xử lý tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Giải pháp cho công tác này là:

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, gắn với kiểm tra, giám sát và tạo các điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên sai phạm, vi phạm các cam kết về trách nhiệm quản lý địa bàn dẫn đến để xảy ra khai thác khoáng sản trái phép.

- Chủ động nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch tổ chức chốt giữ 24/24 ở những địa bàn phức tạp về khai thác khoáng sản trái phép, gắn với kiểm tra, truy quét, đẩy đuổi, phá hủy các dụng cụ, phương tiện dùng để thăm

dò, khai thác khoáng sản trái phép, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

3.2.1.7. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản

Giải pháp cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản là:

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động khoảng sản của các tổ chức, cá nhân nhằm đảm bảo cho các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tuân thủ đúng quy định, không để thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.

- Lập bảng thống kê các lỗi vi phạm pháp luật về khoáng sản của các cá nhân, đơn vị hoạt động khoáng sản theo các đợt kiểm tra để từ đó có biện pháp răn đe, hoặc thu hồi giấy phép khi tái phạm nhiều lần.

3.2.1.8. Công tác tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong quản lý khoáng sản

Để có một bộ máy thống nhất hoạt động nhịp nhàng cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành theo đó giải pháp đặt ra là:

- Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức nhằm tăng cường trách nhiệm, hiệu quả trong công tác quản lý khoáng sản.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có trách nhiệm lập kế hoạch phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng trong các công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch khoáng sản, lập các bản đồ, hiện trạng quy hoạch, diện tích điều tra cấp phép khai thác, các dự án trồng rừng, nông lâm nghiệp...

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có trách nhiệm lập kế hoạch phối hợp cùng các Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện đưa ra các thủ tục hành chính theo hướng thuận tiện, một cửa giúp các cá nhân, đơn vị hoạt động khoáng sản hoàn thành thủ tục nhanh nhất, tránh gây phiền hà, lãng phí thời gian trong việc đăng ký nhà nước hoạt động

khoáng sản và đưa người, phương tiện vào địa bàn để hoạt động khoáng sản. - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có trách nhiệm lập kế hoạch phối kết hợp cùng các Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện, Hạt Kiểm lâm huyện trong các công tác kiểm tra truy quét, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.

3.2.2. Nhóm giải pháp về thực tiễn trong quản lý nhà nước về khoáng sả

n 3.2.2.1. Khoanh định diện tích cần điều tra đánh giá bổ sung

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế công tác đo vẽ điều tra trước đây, thực trạng công tác đánh giá, thăm dò, khai thác được cấp phép và hoạt động trái phép đã khoanh định một số các diện tích cần tiếp tục điều tra bổ sung là:

- Điều tra, đánh giá bổ sung khoáng sản vàng gốc khu vực các xã Trà Dương, Trà Giang, Trà Nú, Trà Đốc, Thị Trấn Trà My.

- Điều tra, đánh giá bổ sung khoáng sản vàng sa khoáng khu vực Cống Ba Bi, thuộc thôn 4, xã Trà Nú.

- Điều tra, đánh giá bổ sung khoáng sản thiếc khu vực Nước Oa và thiếc khu vực Dương Hòa thuộc các xã: Trà Tân, Trà Sơn, Trà Giác.

3.2.2.2. Nâng cao tin học hóa công tác văn phòng

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập thế giới, tin học hóa công tác quản lý nhà nước về khoáng sản là hết sức cần thiết. Giải pháp đặt ra là:

- Xây dựng sơ đồ, lược đồ các văn bản pháp luật về khoáng sản trên phần mềm Microsoft Office, trong đó các văn bản được thống kê trên file Microsoft Excel và nội dung được lưu trên file cả Microsoft World, các file được quản lý thống nhất bằng mã Code là số hiệu của văn bản. Việc sử dụng thống nhất số hiệu của văn bản để thuận lợi công tác tìm kiếm văn bản pháp luật này. Mẫu bảng thống kê văn bản pháp luật trình bày trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Mẫu bảng thống kê các văn bản pháp luật về khoáng sản STT Tên văn bản Thời điểm phát hành Đơn vị phát hành Lĩnh vực Hiệu lực thi hành Tên văn bản bị thay thế 1 24/2017/ QĐ-UBND 11/10/2017 UBND tỉnh KTKS 01/11/2017 28/2015/QĐ- UBND

- Xây dựng, quản lý, thống kê số liệu hiện trạng công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò khai thác khoáng sản, các dự án nông lâm nghiệp trên địa bàn trên phần mềm Microsoft Office và Mapinfo, trong đó các văn bản được thống kê trên file Microsoft Excel và nội dung được lưu trên file của Microsoft World, các file được quản lý thống nhất bằng mã Code là số hiệu của văn bản. Các diện tích cấp phép được thống kê trên phần mềm Microsoft Excel được hiển thị trên bản đồ của phần mềm Mapinfo. Việc sử dụng thống nhất số hiệu của văn bản để thuận lợi công tác tìm kiếm nội dung văn bản pháp luật trên Microsoft World và diện tích đó trên bản đồ khi dùng công cụ tìm kiếm. Mẫu bảng thống kê để liên kết giữa Microsoft Excel và Microsoft World và Mapinfo thể hiện trong bảng 3.2 dưới đây.

- Xây dựng bản đồ hiện trạng thống kê số liệu hiện trạng công tác quy hoạch, điều tra, thăm dò khai thác khoáng sản, các dự án nông lâm nghiệp trên địa bàn trên phần mềm Microsoft Office và Mapinfo đòi hỏi có sự kết hợp của các phòng, ban trong UBND huyện, tạo điều kiện trao đổi thông tin được nhanh chóng, thuận tiện cũng như dễ dàng trích lược, xuất bản cho cấp có thẩm quyền nắm bắt kịp thời, có kết luận đúng đắn (hình 3.1).

75

Bảng 3.2. Mẫu bảng thống kê liên kết phần mềm giữa Microsoft Excel, Microsoft World và Mapinfo

(Trong đó: cột 1 sử dụng để tìm kiếm trên cả 3 phần mềm. Cột 9 và cột 10 dùng để hiển thị vị trí trên bản đồ)

TT Số, ngày ký giấy phép Ngày cấp Ngày hết hạn Loại khoáng sản Tên đơn vị cấp phép Tên đơn vị được cấp phép Vị trí khu vực khai thác Tọa độ các điểm khép góc Diện tích (ha) Trữ lượng được duyệt Trữ lượng khai thác Công suất khai thác Hệ tọa độ VN 2000,

kinh tuyến trục

107045', múi chiếu 3 (tấn, m 3) (tấn, m3) (tấn, m3/năm) x y 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 1832/QĐ- UBND 13/06/2018 13/06/2020 VLXD UBND tỉnh CTCP A Xã Trà Nú, huyện Bắc Trà My 1701757 552384 2,14 238.13 226.284 35.0001 1701757 552557 1701891 552527 1701893 552384

76

77

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 73 -83 )

×