0
Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Nội dung quản lý bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 25 -38 )

1.4.1. Xây dựng và phân cấp thực hiện quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

1.4.1.1 Quy trình thực hiện BHTN tại cấp tỉnh (thành phố tương đương) như sau:

Để quản lý doanh nghiệp sử dụng lao động và NLĐ trong doanh nghiệp tham gia BHTN, tránh sự chồng chéo giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện, việc phân cấp quản lý thu BHTN phải thực hiện như phân cấp thu BHXH bắt buộc, nghĩa là Người sử dụng lao động tham gia BHTN đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHTN trên địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không đủ tư cách pháp nhân, không có tài khoản và con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý ở cấp trên.

Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ ngân sách và mỗi năm chuyển vào quỹ BHTN một lần. Hàng năm, BHXH tỉnh và BHXH huyện tổng hợp về tình hình lao động, tiền lương, tiền công và kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ về BHTN và chuyển về cơ quan tài chính cấp tỉnh, cấp huyện để được cấp kinh phí. Trung tâm GTVL thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội thực hiện: tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTN; tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ thất nghiệp để họ kịp thời tìm được việc làm mới; thực hiện việc trả TCTN theo đúng chế độ, nhanh chóng và thuận tiện. Đồng thời, các đơn vị thuộc BHXH phải lập kế hoạch tài chính cho chính sách BHTN trên cơ sở dự báo biến động về số lao động thất nghiệp cũng như dự toán nguồn kinh phí để hỗ trợ cho công tác GTVL, hỗ trợ công tác đào tạo nghề hàng năm. Ngoài ra, Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh & Xã hội: tư vấn và gửi đi đào tạo nghề cho NLĐ thất nghiệp; hỗ trợ học nghề cho đối tượng hưởng chế độ BHTN

được thực hiện thông qua hợp đồng ký kết với cơ sở đào tạo dạy nghề. Việc học nghề gì, thời gian học bao lâu, trình độ học nghề như thế nào… cần có sự thỏa thuận giữa Trung tâm GTVL với NLĐ thất nghiệp trên cơ sở căn cứ vào thực trạng cung - cầu trên thị trường lao động của địa phương, của vùng nhằm tạo khả năm sớm tìm việc làm mới. Tương tự thì mức hỗ trợ đào tạo nghề cũng được quy định cụ thể cho phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHTN.

1.4.1.2. Quy trình đăng ký lao động thất nghiệp, quản lý lao động thất nghiệp và tiếp nhận đăng ký nhu cầu lao động từ các doanh nghiệp

Người lao động tham gia BHTN sẽ đăng ký thất nghiệp với Trung tâm GTVL thuộc Sở LĐTB&XH khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trong thời gian quy định kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ đến Trung tâm GTVL nơi nộp hồ sơ tham gia BHTN để đăng ký thất nghiệp. Thông báo hằng tháng với Trung tâm GTVL về tình trạng tìm việc làm trong thời gian đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm GTVL hướng dẫn thủ tục đăng ký thất nghiệp đối với NLĐ. Hoàn tất thủ tục đăng ký thất nghiệp: lập hồ sơ, cập nhật, lưu trữ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lao động thất nghiệp nhằm tránh sai sót, trùng lắp cũng như theo dõi được toàn bộ quá trình của từng NLĐ thất nghiệp.

Trung tâm GTVL có nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp, theo dõi quá trình NLĐ kể từ khi thất nghiệp, nhận TCTN… cho đến khi tìm được việc làm mới.

Trung tâm GTVL thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình quản lý để tiếp nhận thông tin về nhu cầu lao động của họ, làm cơ sở nguồn việc làm nhằm giới thiệu trực tiếp NLĐ thất nghiệp đóng trên cùng địa bàn hoặc chuyển tiếp nhu cầu lao động tới các đơn vị BHXH khác cùng giới thiệu.

1.4.1.3. Tổ chức GTVL, đào tạo nghề cho người lao động thất nghiệp

Trung tâm GTVL một mặt liên kết với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn quản lý để thu nhận thường xuyên nhu cầu lao động của họ (về số lượng lao

động, loại hình ngành nghề và trình độ ngành nghề yêu cầu, giới tính…), mặt khác liên kết với các TT GTVL, các cơ sở dạy nghề để có thể tư vấn, giới thiệu kịp thời việc làm hoặc nghề nghiệp cần đào tạo cho NLĐ thất nghiệp.

NLĐ tham gia BHTN sau khi bị thất nghiệp có thể chủ động tìm việc làm nếu đủ khả năng hoặc đến Trung tâm GTVL yêu cầu GTVL đào tạo nghề để mình sớm có việc làm mới. NLĐ phải hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo yêu cầu của Trung tâm GTVL để nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc phục vụ cho việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, NLĐ có ý thức phải sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi Trung tâm GTVL giới thiệu.

Trung tâm GTVL tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ đang hưởng TCTN: NLĐ cũng được tư vấn học nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của NLĐ đang thất nghiệp. Trung tâm GTVL bố trí cho NLĐ đang hưởng TCTN hằng tháng tham gia khoá học nghề phù hợp tại với các cơ sở dạy nghề, nơi mà Trung tâm GTVL đã ký hợp đồng đào tạo nghề. Trung tâm GTVL trả kinh phí đào tạo nghề cho các cơ sở đào tạo nghề theo hợp đồng ký kết với mức kinh phí theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề và khả năng chi trả của quỹ BHTN.

1.4.1.4. Quy trình thu - chi bảo hiểm thất nghiệp

Quy trình thu: tùy theo quy định, NSDLĐ sẽ đóng BHTN theo hạn định và định mức đã quy định cho cơ quan BHXH tại địa bàn mà NSDLĐ, NLĐ đăng ký tham gia BHTN.

Quy trình chi: BHXH hay cơ quan Quản lý lao động sẽ lập kế hoạch dự toán thu chi trình Chính phủ, Chính phủ sẽ đóng góp vào Qũy BHTN theo định mức quy định. Quỹ sẽ chuyển về các Quỹ của BHTN ở cấp Tỉnh, cấp Huyện để thực hiện công tác thu chi, NLĐ được nhận TCTN tại Trung tâm GTVL trên địa bàn mà họ đăng ký BHTN.

1.4.2.Xây dựng và ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chính sách BHTN là quan điểm và cơ chế tác động của Nhà nước tới các đối tượng tham gia BHTN thông qua các biện pháp, công cụ quản lý nhằm mục

tiêu ổn định, phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

1.4.2.1. Quy định đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp

Xác định đối tượng của BHTN - những người cần được bảo vệ, là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc khi xây dựng nội dung của BHTN. Để xác định ranh giới của sự bảo vệ xã hội chống thất nghiệp, ngưòi ta xem xét các yếu tố sau: Nhu cầu bảo vệ, sự quan tâm về tài chính và sự quản lý.

Đa số các nước quy định chỉ những nguời làm công ăn lương, tức là làm cho chủ mới được tham gia BHTN. Còn những NLĐ độc lập thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Quy định này được thể hiện tại Điều 2 Công uớc số 44 của ILO. Tuỳ vào hoàn cảnh mà mỗi nước có thể đặt ra trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng thuộc dạng sau: Các gia nhân, người giúp việc, NLĐ làm việc tại nhà, công chức nhà nước có việc làm ổn định, NLĐ có thu nhập có thể tự mình phòng chống rủi ro thất nghiệp, NLĐ làm việc theo mùa vụ, NLĐ trẻ, sát cận tuổi lao động theo quy định, những lao động đã vuợt qua tuổi lao động, nghỉ hưu, đang được hưởng trợ cấp hưu trí, NLĐ làm việc tuỳ dịp hoặc phụ cấp, thành viên trong gia đình của chủ nhân. Công uớc này không áp dụng cho thuỷ thủ, thuỷ thủ đánh cá và lao động nông nghiệp. Sở dĩ có truờng hợp ngoại lệ này vì nguyên tắc chung xác định đối tượng cần được bảo vệ là tìm cách đạt được sự cân bằng giữa yếu tố: nhu cầu bảo vệ, sự quan tâm về mặt pháp lý cũng như về tài chính. Tuy nhiên, đôi khi các yếu tố này lại không phù hợp với nhau, gây ra khó khăn khi quyết định cho đối tượng gia nhập hay loại trừ khỏi gia nhập BHTN. Do đó khi nghiên cứu phạm vi áp dụng của BHTN cần nghiên cứu riêng cách giải quyết đối với các trường hợp đó.

Một là, đối với NLĐ giúp việc nhà - đây là lao động mà sự tham gia bảo hiểm đặt ra

nhiều vấn đề nan giải nhất về mặt quản lý cũng như về mặt tài chính. Đa số những người này được tuyển dụng để làm việc nhà. Chủ nhân thường là một gia đình chỉ thuê muốn nguời làm việc. Vì vậy, việc quản lý đối tượng này

rất khó khăn và tốn kém chi phí, khó xác định thời điểm thất nghiệp thật sự của đối tượng. Thêm vào đó, những nguời giúp việc nhà thường hưởng phần lớn thù lao dưới dạng hiện vật vì họ được chủ nhà nuôi ăn và thù lao bằng tiền. Nhưng những người giúp việc nhà lại có nhu cầu bảo vệ chống lại thất nghiệp khẩn thiết hơn những đối tượng lao động khác, bởi lẽ so với các nghề nghiệp khác, việc làm của những nguời này thường không ổn định, họ thường bị thôi việc một cách đột ngột và đồng lương của họ cũng khiêm tốn nên không có khả năng dành dụm cho những ngày không may bị thất nghiệp. Do vậy, trên khía cạnh xã hội, người giúp việc nhà cần được đưa vào là đối tượng áp dụng của BHTN. Tuy nhiên trên khía cạnh quản lý của Nhà nứơc mới thiết lập BHTN thì việc mở rộng đối tuợng BHTN cho những nguời giúp việc nhà có thể tạm hoãn cho đến khi Bảo hiểm thất nghiệp được hoàn chỉnh, những nước này cũng tính đến việc mở rộng các đối tượng áp dụng BHTN cho đến khi điều kiện được cho phép.

Hai là, đối với những NLĐ làm việc tại nhà, những NLĐ tại nhà là những người

nhận của nguời uỷ nhiệm các nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ để hoàn thành công việc được giao tại nhà hoặc một nơi nào đó mà họ không chịu sự đôn đốc, kiểm soát trực tiếp của nguời uỷ nhiệm. Như vậy, họ gần như tự do làm việc cho chính mình, nhưng cũng đặt dưới sự giám sát của nguời uỷ nhiệm nên họ ở tâm thế vừa là nguời làm công ăn lương vừa là nguời lao động độc lập. Họ cũng đứng truớc nguy cơ mất việc làm, do đó mất thu nhập và cần được bảo vệ truớc nguy cơ thất nghiệp.

Ba là, đối với NLĐ là công chức nhà nước có việc làm thường xuyên theo hợp

đồng dài hạn do đó công việc khá ổn định và không có nhu cầu khẩn thiết tham gia BHTN.

Bốn là, đối với NLĐ có thu nhập cao, những đối tượng này có khả năng tự phòng

chống rủi ro thất nghiệp nhưng người ta cũng cho rằng việc làm có thu nhập cao không ổn định bằng việc làm khác. Hơn nữa không phải toàn bộ những người có thu nhập cao thường có khả năng dành dụm để tự bảo vệ khi họ

bị mất việc làm. Nếu xét ở khía cạnh quản lý thì nếu loại trừ không cho những người có thu nhập cao tham gia BHTN thì chi phí quản lý không được cắt giảm nhiều. Nếu xét trên khía cạnh tài chính thì số đóng góp của người lao động có thu nhập cao thường giúp cho BHTN tăng thu và thuận lợi cho sự cân đối tài chính của quỹ. Do dó cân nhắc xem có nên cho những người có thu nhập cao tham gia BHTN hay không.

Năm là, đối với lao động làm việc theo mùa vụ, việc làm theo mùa vụ là những

công việc thực hiện mỗi năm vào một thời kỳ nhất định kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Về mặt BHTN, NLĐ làm việc theo mùa chỉ bị mất lương khi bị thất nghiệp vào lúc đang mùa, tức thời kỳ được thuê muớn làm việc, BHTN không chấp nhận sự không có làm việc trong những thời kỳ khác không phải nguyên nhân làm mất thu nhập. Do vậy, khi thực hiện BHTN, nhiều nước trên thế giới không áp dụng với NLĐ theo mùa vụ.

Sáu là, đối với những lao động trẻ cận sát tuổi lao động theo quy định, đa số những

nguời trẻ tuổi khi chưa đến một độ tuổi nào đó thuờng chưa bắt đầu lao động hoặc không đều đặn làm một công việc đủ thời gian. Những người này lại thường sống với gia đình và chưa phải là nguời trụ cột gia đình. Do đó, việc xác định một thiếu niên không có việc làm, có phải là thất nghiệp hay không là một điều khó khăn. Hơn nữa, những lao động này chưa có nhu cầu khẩn thiết được bảo vệ chống thất nghiệp.

Ngoài ra, những lao động trẻ thường được trả thù lao một cách khiêm tốn, do đó đóng góp BHTN đối với những đối tượng này có thể trở thành một gánh nặng tài chính. Do vậy, các quốc gia cần nghiên cứu kỹ truớc khi chấp nhận hay loại trừ khỏi đối tượng áp dụng BHTN những lao động trẻ chưa đạt đến một độ tuổi nhất định.

Bảy là, đối với những nguời già khi tiến gần đến tuổi nghỉ hưu, năng lực làm việc

thường giảm đi và nguy cơ bị thất nghiệp tăng. Do vậy, nếu không thận trọng quỹ BHTN sẽ phải chi trả một phần lớn trong tổng số trợ cấp cho những

người già mà do sức khoẻ, họ khó có thể kiếm và giữ được việc làm. Vì vậy nên loại trừ khỏi BHTN những người đã vượt trên một hạn tuổi nhất định.

Tám là, đối với lao động làm việc tuỳ dịp và phụ trợ, công việc tuỳ dịp là những

công việc làm không được thường xuyên, đầy đủ thời gian, do đó thường bị loại trừ khỏi BHTN vì mất việc làm không ảnh hưởng lắm, nhu cầu bảo vệ không khẩn thiết.

Chín là, đối với người làm công là thành viên trong gia đình của chủ nhân. Những

người này có quan hệ thân thuộc, gần gũi với chủ nhân nên khó khăn trong việc kiểm tra tình hình thất nghiệp, cũng như xảy ra tình trạng lạm dụng. Thêm vào đó, việc mất thu nhập cũng không gây khó khăn trầm trọng cho họ nên hầu hết các nước trên thế giới đều loại trừ những người này khỏi đối tượng áp dụng BHTN.

Mười là, đối với NLĐ là lao động nông, lâm, ngư nghiệp, thì đối tượng này cũng bị

loại trừ khỏi đối tượng áp dụng BHTN do việc quản lý với các đối tượng này khó khăn bởi việc sản xuất ngành nghề này phân tán, việc đăng ký tham gia, thu tiền đóng bảo hiểm khó khăn. Việc làm mang tính thời vụ không thường xuyên, khó xác định họ thất nghiệp hay không. Thu nhập của họ thấp nên đóng BHTN sẽ là gánh nặng tài chính.

Tóm lại khi BHTN được tổ chức dưới dạng một chế độ BHXH thì các đối tượng tham gia BHTN thường trùng với đối tượng áp dụng BHXH.

1.4.2.2. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Điều kiện hưởng BHTN: Muốn được hưởng trợ cấp BHTN phải có đủ các điều kiện (Theo Công ước số 44 của ILO): Có năng lực làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng hiện tại không có việc làm; Có đăng ký tìm việc tại một phòng tìm việc do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay tại một trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm do Nhà nước quản lý; Có sổ BHTN để chứng nhận có tham gia đóng BHTN đủ thời hạn quy định của thời kỳ dự bị; Truớc đó không tự ý nghỉ việc vô cớ hoặc bị nghỉ việc vì kỷ luật hay tranh chấp nghề nghiệp; Có giấy

chứng nhận mức lương hay thu nhập truớc khi bị thất nghiệp.

Thứ nhất, đối với điều kiện có năng lực làm việc và sẵn sẵng làm việc nhưng hiện

tại không có việc làm : BHTN bảo vệ nguời lao động bị thất nghiệp do những nguyên nhân nằm ngoài ý muốn chủ quan của nguời lao động. Do vậy, người lao động không có việc làm do không có khả năng lao động thì không thuộc phạm vi áp dụng của BHTN. Cùng với điều kiện “có khả năng lao động” NLĐ phải “sẵn sàng làm việc” thể hiện ở việc ghi danh trình diện tại cơ quan giới thiệu việc làm. Qua thủ tục này cơ quan giới thiệu việc làm có biện pháp nghiệp vụ để đánh giá ý chí

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 25 -38 )

×