THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 51 - 67)

CẠNH TRAN HỞ VIỆT NAM

2.2.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh

tranhtrên thị trƣờng Việt Nam thời gian qua

Theo bản Báo cáo kết quả cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2010 của cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương, các hành vi thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh thường gặp là hành vi thỏa thuận ấn định giá cả hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi vì các doanh nghiệp khi cạnh tranh với nhau trên thị trường, thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm nào phụ thuộc vào yếu tố giá cả và chất lượng, hai yếu tố căn bản để người tiêu dùng quyết định sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp nào.

Khi các doanh nghiệp bắt tay nhau cùng thỏa thuận ấn định giá nhằm phá vỡ việc cạnh tranh với nhau thường xảy ra hai xu hướng ảnh hưởng tới kết quả về giá cả của sản phẩm:

- Nếu các doanh nghiệp là bên bán hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, họ sẽ thỏa thuận về mức giá cao hơn so với mức giá có trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

- Nếu các doanh nghiệp là bên mua hoặc nhận cung cấp hàng hóa, dịch vụ, họ sẽ thỏa thuận về mức giá thấp hơn so với giá có trong môi trường cạnh tranh lành mạnh

Trong 5 ngành sản xuất là sữa bột công thức, thép cuộn xây dựng, thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, xi măng, phân hóa học, đây là những ngành sản xuất quan trọng, quy mô lớn của nền kinh tế. Cả 5 ngành này đều có doanh thu trên 10 ngàn tỷ đồng, cụ thể thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm xấp xỉ 60 ngàn tỷ đồng, sữa bột 10 ngàn tỷ đông, xi măng 43 ngàn tỷ đồng, thép xây dựng là 100 ngàn tỷ đồng [7, tr. 34]. Thời gian qua, dư luận đặc biệt

chú ý đến thị trường sữa bột vì giá cả tăng cao ảnh hưởng đến đời sống đại bộ phận người tiêu dùng đặc biệt người dân có con nhỏ. Thị trường sữa bột nhập khẩu chiếm hơn 80% thị trường sữa của Việt Nam, vì vậy, giá sữa phụ thuộc rất nhiều vào giá nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Thực tế thời gian qua cho thấy, giá sữa thị trường không vận động theo xu hướng giá sữa trên thế giới và khu vực và cũng không theo giá sữa nguyên liệu nhập khẩu.

Cụ thể, việc các hãng sữa ngoại đề nghị tăng giá bán lẻ ra thị trường Việt Nam quá cao so với giá gốc và gần gấp đôi so với giá trung bình trên thế giới, mặc dù mức thuế nhập khẩu so với các nước là không cao, đó là một điều không bình thường và đủ cơ sở để có những quan ngại về sự thao túng thị trường của họ [57]. Thực tế cho thấy, giá sữa nguyên liệu trên thế giới có xu hướng giảm mạnh thì giá sữa bột tại Việt Nam không giảm nếu không muốn nói có thời điểm còn tăng cao. Trước tình hình này, kết quả kiểm tra, thanh tra do các cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Công thương tìm hiểu thực tế giá sữa nhưng không thu thập được chứng cứ về sự bắt tay hay liên kết giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, với cấu trúc thị trường như vậy, không thể loại trừ hoàn toàn các thỏa thuận ngầm giữa các doanh nghiệp nhằm thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng cao, vì vậy, thị trường thép là một trong những thị trường sôi động và thị trường này cũng đã xuất hiện những kiểu thỏa thuận ấn định về giá. Điển hình là vào tháng 10/2008, các công ty sản xuất thép xây dựng đều là thành viên của VSA (Hiệp hội Thép Việt Nam) bàn về việc chống bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, hơn 30 doanh nghiệp đã thống nhất ngừng giảm giá và giữ mức giá bình quân 13,5 – 13,7 triệu đồng/tấn(chưa có VAT). Nếu không có việc ấn định giá bán thép do VSA khởi xướng thì các nhà chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và người tiêu

dùng đã có mức giá thép hợp lý tùy thời điểm, đặc biệt là trong giai đoạn này, kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao. Ngay sau khi có thông tin cuộc họp trên, cơ quan quản lý cạnh tranh đã vào cuộc và VSA tuyên bố bãi bỏ thỏa thuận nói trên [21].

Việc thống nhất cùng ấn định giá không chỉ diễn ra ở các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, chẳng hạn kinh doanh vận tải hành khách. Ngày 25/3/2000, Hợp tác xã Sao Việt(taxi Sao Việt) đã gây chấn động mạnh tới Hiệp hội Taxi TPHCM với 14 doanh nghiệp bởi việc công bố giá cước taxi là 10.000 đồng/2km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo, thấp hơn 2.000 đồng so với giá 12.000 đồng/2km đầu của Hiệp hội. Chưa hết, tới giữa tháng 4/2000, Taxi Sao Việt họp xã viên và một lần nữa gây chấn động Hiệp hội khi biểu quyết thông qua giá cước mới 8.000 đồng/2km đầu và 4.500 đồng/km tiếp theo. Sự thành công ban đầu của taxi Sao Việt cùng với sự ủng hộ của khách hàng thể hiện cụ thể bằng sự phát triển từ vài chục xe ban đầu lên đến 216 xe. Điều kỳ lạ là thành công đó gặp phải sự chống đối quyết liệt của chính Hiệp hội Taxi TPHCM. Bằng sự độc quyền của mình, 14 doanh nghiệp taxi TPHCM ngay sau khi thành lập Hiệp hội năm 1997 đã thống nhất đồng loạt tăng giá cước từ 6.000 đồng/km đầu tiên lên 12.000 đồng/2km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo. Nay với sự tham gia của Taxi Sao Việt, một yếu tố cạnh tranh lành mạnh xuất hiện, thế độc quyền kìm hãm sự phát triển đã bị phá vỡ và người được lọi là khách hàng [2]. Các hãng taxi thường tăng giá khi giá xăng tăng, nhưng lại chậm hạ giá cước khi giá xăng đã giảm.

Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh còn thể hiện trong lĩnh vực ngân hàng. Vào tháng 3 năm 2008, Hiệp hội Ngân hàng đã họp và thỏa thuận mức trần lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng Việt Nam ở mức 11%/năm. Mặc dù, các ngân hàng được phép tự chủ và tự chịu trách nhiệm về

hoạt động kinh doanh của mình, trong quá trình kinh doanh các ngân hàng có quyền cạnh tranh và hợp tác với nhau, tuy nhiên việc các ngân hàng thống nhất thỏa thuận mức trần lãi suất huy động vốn đã vi phạm pháp luật cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh bởi lẽ khi thực hiện một mức lãi suất huy động vốn này, các khách hàng không có sự lựa chọn về các mức giá khác nhau. Trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động, theo đó, lãi suất ngân hàng cũng chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế, người dân đi gửi tiền không khác gì bị các ngân hàng trong hiệp hội cùng nhau chèn ép lãi suất. Điều này sẽ dẫn tới việc các khách hàng sẽ chọn gửi tiền ở các ngân hàng lớn và của quốc doanh, vì thế, các ngân hàng nhỏ và ít tiếng tăm sẽ gặp nhiều khó khăn [58].

Ngành Bảo hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao càng làm cho thị trường bảo hiểm ngày càng sôi động, cùng với tình hình cạnh tranh trên thị trường này càng diễn ra khốc liệt, trong bối cảnh đó không tránh khỏi những hành vi phản cạnh tranh. Điển hình năm 2008, một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm cùng nhau thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm của tàu biển, hàng hóa, xe cơ giới. Nhân dịp Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Hội nghị các Tổng giám đốc bảo hiểm phi nhân thọ lần thứ VI vào ngày 15/9/2008, 19 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, mà chủ yếu là doanh nghiệp trong nước ký thỏa thuận tăng mức phí bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm tàu biển, bảo hiểm xe cơ giới và điều khoản phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh bồi thường cao, lạm phát cao, kinh doanh bảo hiểm không có lãi hoặc lãi quá ít, sau đó thêm 04 doanh nghiệp tham gia ký thỏa thuận trên nâng tổng số doanh nghiệp tham gia lên con số 19 doanh nghiệp. Cụ thể, mức phí tiêu chuẩn vật chất xe ô tô, hay còn gọi là mức phí tối thiểu đã tăng từ 1,3% lên 1,56%/năm(chưa tính đến 10% VAT), các loại phí bảo hiểm cho xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa cũng tăng lên mức

1,83%/năm, vận tải hành khách tăng lên mức 1,07%/năm, xe chở hàng đông lạnh 2,62%/năm, ô tô đầu kéo 2,84%/năm, riêng taxi có mức tăng nhiều nhất là 3,95%/năm. Ngược lại, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài như AIG, Liberty lại không chịu tham gia thỏa thuận trên mặc dù đã có văn bản nhắc nhở của Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, lý do các doanh nghiệp này không tham gia là bởi vì họ cho rằng thỏa thuận này vi phạm luật cạnh tranh vì thỏa thuận này có ghi nhằm hạn chế cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh bồi thường tăng cao [59]. Ngay sau khi có sự phản ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và trên cơ sở của kết luận điều tra này, Hội đồng cạnh tranh ra phán quyết ngày 29/7/2010 về mức phạt các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nói trên là 0,025% trên doanh thu của năm 2007, tương đương 1,708 tỷ đồng, ngoài ra 19 doanh nghiệp này còn chịu phí xử lý vụ việc cạnh tranh là 100 triệu đồng [8, tr. 16].

Xăng dầu là mặt hàng rất quan trọng và nguồn nhiên liệu đầu vào nên có khả năng ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác của nền kinh tế. Xăng dầu được Nhà nước đưa vào diện mặt hàng cần theo dõi và bình ổn. Từ năm 2007, khi Chính phủ cho phép thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, như vậy về mặt nguyên tắc phải có giá bán khác nhau giữa các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu để tạo ra nhiều giá bán. Tuy nhiên, có một thực tế là trong thời gian qua, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, thì các đơn vị đầu mối nhập khẩu xăng dầu xin tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước, ngược lại khi giá xăng dầu thế giới giảm, các doanh nghiệp này thường viện ra nhiều lý do để chần chừ giảm giá hoặc giảm rất ít so với mức giảm của thế giới hoặc các doanh nghiệp giảm một mức như nhau và cùng thời điểm. Mặc dù Chính phủ cho phép giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng giá bán lẻ xăng dầu phải thỏa mãn 3 mục tiêu: Một là, đảm bảo cho nguồn thu

của ngân sách Nhà nước như Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại phí khác. Hai là, đảm bảo cho lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc giữ ổn định thị trường nên có quy định giảm tần suất biên độ điều chỉnh giá bằng việc trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ba là, đảm bảo việc kinh doanh xăng dầu vẫn có lãi vì xăng dầu cũng là mặt hàng kinh doanh bình thường. Việc cùng lúc phải đảm bảo cả ba mục tiêu này, khi giá xăng dầu có biến động, cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp đều bị rơi vào thế bị động. Việc làm này đã đặt ra cho dư luận liệu có sự bắt tay ngầm giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước về giá hay không? [60].

Một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam gần đây, và cũng là một trong các ngành có doanh thu nhiều nhất, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển di động và internet nhanh nhất thế giới, chúng ta đạt gần 100% thuê bao di động trên dân số và hơn ¼ thuê bao internet trên dân số. Chính nhờ vậy, thời gian qua, người tiêu dùng ở Việt Nam hưởng rất nhiều về lợi ích cạnh tranh về giá cả lẫn dịch vụ của các nhà cung cấp này, đặc biệt là thị trường di động. Tuy nhiên, không thể nói rằng thị trường viễn thông là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn, thị trường này với ba nhà cung cấp lớn là Tập đoàn Bưu chính -Viễn thông với hai nhà cung cấp là Vinafone và Mobifone và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chiếm phần lớn thị phần. Năm 2006, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã ban hành Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT ngày 17/01/2006 thay thế Quyết định số 29/2005/QĐ-BBCVT, theo Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế tự xác định và đăng ký với Bộ bưu chính viễn thông mức giá sàn cước kết nối cuộc gọi chiều về. Trên cơ sở mức sàn đó, doanh nghiệp được chủ động đàm phán, thỏa thuận mức giá cước kết nối cuộc gọi quốc tế chiều về Việt Nam với các đối tác nước ngoài mà giá đàm phán không được thấp hơn mức giá sàn đã đăng ký. Cụ thể, tại Điều 3,

Quyết định số 04/2006/QĐ-BBCVT quy định: Để đảm bảo cạnh tranh, phát triển thị trường viễn thông và thực hiện nghĩa vụ công ích theo đúng các quy định của Pháp luật, các doanh nghiệp có tổng lưu lượng điện thọa quốc tế chiều về Việt Nam (bao gồm IDD và VOIP) theo quý vượt mức 39% tổng lưu lượng của thị trường quốc tế chiều về Việt Nam có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam phân cước kết nối bổ sung là 17 cents đô la Mỹ/phút đối với phần lưu lượng vượt mức.

Chính quy định này đã vô tình giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Việt Nam tiếp tục và tham gia duy trì thỏa thuận ấn định giá cước kết nối chiều về, trong đó VNPT vẫn là doanh nghiệp định giá và các doanh nghiệp khác vẫn chỉ là những người chấp nhận giá. Như vậy, mức cước kết nối chiều về Việt Nam vẫn tiếp tục được giữ ở mức rất cao và khách hàng là người chịu thiệt thòi về điều này.

Thị trường dược phẩm ở Việt Nam trong một thời gian tương đối dài đã bị các thế lực thị trường thao túng và những thế lực này mặc nhiên kiếm lợi nhuận trên nhu cầu chữa bệnh của người dân. Theo bản Báo cáo Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hành vi cạnh tranh trong hệ thống phân phối dược phẩm tại thị trường Việt Nam, thuốc trong nước đã đáp ứng được 52,86% nhu cầu điều trị bệnh, tuy nhiên, thuốc nội chỉ mới đáp ứng được 27 nhóm tác dụng dược lý, trong đó chủ yếu là các dạng bào chế thông thường như chống nhiễm khuẩn, hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm phi steroid, vitamin, thuốc bổ. Chính vì vậy, thuốc nhập khẩu vẫn chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong hệ thống phân phối thuốc đến nay tại Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia vẫn đang chi phối thị trường thuốc nhập khẩu, lũng đoạn bằng nhiều hành vi phản cạnh tranh. Ví dụ: Thuốc trước khi nhập khẩu đã được nhà phân phối, công ty môi giới bắt tay với văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài ấn định giá cao hơn giá gốc từ 200 - 300%. Có thể hành vi “ấn định” giá này của các

doanh nghiệp tuy do “ép buộc” của các công ty có sức mạnh thị trường, song các công ty nhập khẩu và phân phối của Việt Nam cũng chấp nhận mức giá đó mà không có phản kháng gì, điều này có nghĩa họ cũng đồng ý để thống nhất ấn định mức giá, từ đó, họ đã đồng lõa và tạo ra thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và gây phương hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Thỏa thuận ấn định giá không chỉ diễn ra ở giữa các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối mà ở Việt Nam phổ biến nhất là việc bắt tay cùng hành động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 51 - 67)