NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 75 - 79)

ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

3.1. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN

PHÁP LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

3.1.1. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá phải gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả

Cạnh tranh đóng vai trò là động lực của sự phát triển xã hội, là cái thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo cho các thành phần kinh tế đều được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế thực sự là những bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam [13, tr. 188]. Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên, kinh tế của chúng ta hiện nay là một nền kinh tế đang chuyển đổi, đang làm quen với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế như thế nào cho phù hợp, đảm bảo không làm méo mó môi trường cạnh tranh, vừa đảm bảo sự hoạt động tự do của các chủ thể kinh doanh. Nhà nước cần phải xác định cạnh tranh đến mức độ nào, giới hạn đến đâu, và cạnh tranh như thế nào? [17, tr. 225, 226].

Chính vì vậy, Nhà nước mà cụ thể là công cụ pháp luật cạnh tranh cần phải có cơ chế kiểm soát một cách hữu hiệu cấu trúc thị trường, điều chỉnh các hành vi kinh doanh của doanh nghệp trong quá trình cạnh tranh nói chung

và trong quá trình thực hiện các phương thức kinh doanh ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm nói riêng, Nhà nước cũng phải cần có cơ chế phù hợp đối với từng thời kỳ kinh tế cụ thể.

Có thể nói, chính sách cạnh tranh với vai trò là một chính sách kinh tế, định hướng hoạt động trong lĩnh vực quan trọng cần có sự phối hợp đồng bộ của các biện pháp Nhà nước phải được xây dựng trên nền tảng và bảo đảm cho cơ chế cạnh tranh và cơ chế kiểm soát giá cả hợp lý được vận hành trong một môi trường thực sự lành mạnh. Tức là, các doanh nghiệp được phép thực hiện các phương án kinh doanh thực sự bình đẳng, không bị xâm hại bởi các tiêu cực từ quá trình cạnh tranh gây ra.

3.1.2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

Từ khi thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về mở cửa, hội nhập với thế giới và khu vực, đặc biệt là đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường bắt đầu sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), thị trường Việt Nam đã nhanh chóng hòa nhập với thị trường khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật, đòi hỏi các quy định pháp luật trong đó có bộ phận pháp luật cạnh tranh phải theo hướng phù hợp với các thông lệ của quốc tế và pháp luật quốc gia mà chúng ta đặt quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế.

Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế lớn và uy tín của khu vực và thế giới, chúng ta là thành viên của ASEAN ngày 25/07/1995, thành viên của tổ chức Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA ngày 01/01/1996,), tham gia ASEM vào tháng 03/1996, tham gia Diễn đàn kinh tế hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) tháng 11/1998, chúng ta cũng thực hiện việc nâng cao quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ bằng việc ký kết

Hiệp định Thương mại song phương vào 13/07/2000, chúng ta đánh dấu quá trình hội nhập toàn diện vao nền kinh tế toàn cầu bằng sự kiện trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Một trong những yêu cầu khi Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu là hệ thống pháp luật Việt Nam phải đảm bảo được yếu tố công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đặc biệt kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài, khi Việt Nam cam kết mở rộng thị trường, những thị trường vốn chỉ được biết đến dành cho thành phần kinh tế Nhà nước hoặc tư nhân trong nước trước đây, giờ phải cho phép các thành phần kinh tế nước ngoài vào đầu tư, vì thế, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế nước ngoài với thế mạnh vốn, công nghệ, kinh nghiệm lâu năm. Như vậy, xuất phát từ yêu cầu này, pháp luật cạnh tranh nói chung và cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá còn có nhiệm vụ trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài, duy trì trật tự, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế khác nhau.

3.1.3. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời tiêu

dùng và doanh nghiệp

Chức năng của pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về cơ chế điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá nói riêng phải bảo vệ hài hòa các lợi ích công cộng (Nhà nước), lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng. Nhà nước với công cụ pháp luật bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo cho phép quyền tự quyết, sáng tạo trong các phương án kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận, điều này được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến pháp cho đến các

văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế có những doanh nghiệp đã vì mục đích cao nhất của mình là tối đa hóa lợi nhuận, những doanh nghiệp tìm mọi cách để bóp méo cạnh tranh, tăng giá, chèn ép khách hàng để thu lợi nhuận cho mình, trước tình hình đó, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ số đông người tiêu dùng cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội bằng các quy định pháp luật, cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bao gồm: Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ; Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa; Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành; Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch [23, Điều 12].

Tóm lại, cơ chế pháp luật điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá phải đảm bảo sự tự chủ, tự quyết trong việc hoạch định và thực hiện các phương án kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cần phải cương tỏa, giới hạn những hành vi kinh doanh ảnh hưởng đến giá cả, gây thiệt hại cho người tiêu dùng

3.1.4. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền

Cùng với chính sách cạnh tranh, chính sách giá và cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền sẽ góp phần to lớn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh. Bởi lẽ, nếu chúng ta có cơ chế kiểm soát giá đối với các hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là đối với các hàng

hóa dịch vụ, độc quyền một cách hữu hiệu, thì nguy cơ của các thỏa thuận ấn định giá sẽ phần nào được loại trừ. Nhà nước cần sử dụng các công cụ kiểm soát vĩ mô để tác động gián tiếp vào các quan hệ cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, ban hành và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp tính giá, đảm bảo tính minh bạch trong cơ chế hình thành giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, dự liệu cả những trường hợp đột biến, từ đó có thể phát hiện kịp thời các doanh nghiệp tăng, giảm giá vô căn cứ hoặc thỏa thuận liên minh để ấn định giá. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, mà đặc biệt cần chú trọng đến các yếu tố hình thành giá cả, kiểm soát các chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)