Trạng thái tự nhiên

Một phần của tài liệu Lý thuyết hóa học THPT pps (Trang 43 - 45)

 Natri thường gặp dưới dạng NaCl (muối ăn), Na2SO4.1OH2O, Na2CO3 (xôđa), NaNO3 (diêm tiêu).  Kali thường gặp ở dạng : KCl.NaCl (xinvinit), KCl.MgCl2.6H2O (cacnanit)

B. KIM LOẠI NHÓM II (KIM LOẠI KIỀM THỔ)I. Cấu tạo nguyên tử I. Cấu tạo nguyên tử

 Có 2 electrong hoá trị ở lớp ngoài cùng.

 Bán kính nguyên tử khá lớn, điện tích hạt nhân tương đối nhỏ (so với các nguyên tố trong cùng chu kỳ). Vì vậy các nguyên tố đều có tính khử mạnh (nhưng kém kim loại kiềm), dễ nhường 2e.

II. Tính chất vật lý

 Là những chất rắn, có ánh bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

 Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (cao hơn kim loại kiềm)

Ví dụ : của Mg là 650oC, của Ba là 710oC.

 Màu ngọn lửa đặc trưng của đơn chất và hợp chất: Ca: đỏ da cam ; Sr, Ra: đỏ son ; Ba: xanh lục.

III. Tính chất hoá học

1. Phản ứng với oxi

 Ở nhiệt độ thường, các kim loại phân nhóm chính nhóm II bị O2 không khí oxi hoá tạo thành lớp oxit trên bề mặt.

 Khi đốt nóng bốc cháy mãnh liệt.

Ví dụ:

2. Phản ứng với các phi kim khác.

 Với halogen: phản ứng dễ dàng ở ngay nhiệt độ thường

 Với các phi kim kém hoạt động: phải đun nóng

3. Phản ứng với H2O

 Be không phản ứng vì có lớp oxit bảo vệ

 Mg không tan trong nước lạnh, khi đun nóng tạo tan chậm do phản ứng với nước.  Ca, Sr, Ba phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

4. Phản ứng với axit (axit thường và axit oxi hoá)  Be, Mg phản ứng dễ dàng.

 Ca, Sr, Ba phản ứng mãnh liệt

5. Phản ứng với dd kiềm và kiềm nóng chảy. Chỉ có Be phản ứng:

6. Phản ứng đẩy kim loại yếu hơn khỏi oxit hoặc muối khan khi đun nóng.

IV. Điều chế

Phương pháp phổ biến nhất và quan trọng nhất là điện phân muối halogenua nóng chảy:

Một phần của tài liệu Lý thuyết hóa học THPT pps (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w