Tính chất hoá học

Một phần của tài liệu Lý thuyết hóa học THPT pps (Trang 42 - 43)

a) Phản ứng với oxi:

 Ở to thường : Li, Na, K + O2  lớp oxit trên mặt ; Rb, Cs bốc cháy.

 Khi đun nóng : Li, Na, K bốc cháy mãnh liệt tạo thành oxit (Li2O) hay peoxit Na2O2, K2O2. b) Với các phi kim khác:

 Phản ứng mãnh liệt với halogen ở to thường, hoặc khi đun nhẹ:  Khi đốt nóng phản ứng với S, H2, P, …

NaH là chất rắn, khi gặp nước, bị thuỷ phân:

c) Phản ứng với nước: Phản ứng mạnh ngay ở nhiệt độ thường.

IV. Điều chế

Kim loại kiềm được điều chế bằng cách điện phân muối clorua nóng chảy hoặc hiđroxit nóng chảy.

Ví dụ:

V. Hợp chất

1. Oxit Me2O là chất rắn, phản ứng mạnh với nước, với axit và oxit axit. Ví dụ:

2. Hiđroxit MeOH

 Là chất rắn, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước.  Là bazơ mạnh, điện li hoàn toàn trong dd nước.  Phản ứng trung hoà với axit, oxit axit. Ví dụ Khi dư CO2:

Cacbonat axit của kim loại kiềm khá bền, có thể tách khỏi dd dưới dạng tinh thể khi đun cạn dd. Nhưng khi nung nóng tinh thể bị phân tích thành cacbonat, ví dụ NaHCO3 bị phân tích ở 160oC.

Muối cacbonat kim loại kiềm rất bền, nóng chảy ở khoảng 800oC, không bị phân tích.

Điều chế hiđroxit kim loại kiềm:

 Điện phân dd muối clorua loãng, nguội có màng ngăn (xem phần điện phân).  Bằng phản ứng trao đổi:

3. Muối

Hầu hết các muối của kim loại kiềm đều tan nhiều trong nước (trừ KClO4), một số muối tồn tại trong thiên nhiên : NaCl, Na2SO4.1OH2O, Na2AlF6, KCl, NaCl.KCl (xinvinit), KCl.MgCl2.H2O (cacnalit), KCl.MgSO4.3H2O. (cainit).

Một số muối kim loại quan trọng:  Natri clorua NaCl:

NaCl là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 800oC.

NaCl được khai thác từ nước biển, từ muối mỏ. Nó được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, để sản xuất clo, axit clohiđric, nước Javen,…

 Natri hiđrocacbonat:

Muối natri hiđrocacbonat NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, bền ở nhiệt độ thường, bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.

NaHCO3 là muối của axit yếu, không bền, tác dụng được với axit mạnh:

Mặt khác, NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với kiềm:

 Muối natri cacbonat Na2CO3:

Na2CO3 là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước. ở nhiệt độ thường nó tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.1OH2O. ở nhiệt độ cao, mất nước tạo thành muối khan Na2CO3 có nhiệt độ nóng chảy ở 850oC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Na2CO3 bị thuỷ phân trong dd cho môi trường kiềm mạnh:

Na2CO3 là nguyên liệu hoá học quan trọng để sản xuất thuỷ tinh, xà phòng và nhiều muối khác. 4. Nhận biết kim loại kiềm và hợp chất của chúng.

Dựa vào màu ngọn lửa khi đốt hỗn hợp của các kim loại này: Hợp chất của Li+ : ngọn lửa màu đỏ.

Hợp chất của Na+: ngọn lửa màu vàng. Hợp chất của K+: ngọn lửa màu tím.

Một phần của tài liệu Lý thuyết hóa học THPT pps (Trang 42 - 43)