Phương pháp sử dụng ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Bài giảng Các kỹ thuật giấu tin: Phần 2 (Trang 74 - 75)

- Lượng tử hóa: Đầu vào ở bước này là 64 hệ số DCT của khối 8x8 sẽ được lượng tử

b) Giấu tin trong văn bản sử dụng tính phản xạ đối xứng của bảng chữ cái tiếng Anh

5.4.2. Phương pháp sử dụng ngữ nghĩa

Phương pháp sử dụng ngữ nghĩa là phương pháp mà dữ liệu được giấu trong văn bản bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa. Ở phương pháp này thì người gửi và người nhận sẽ sử dụng cùng một bộ từ điển trực tuyến nhất định. Đây có thể coi là một tập dữ liệu chứa những từ quy ước và bộ giải mã sẽ đọc từng từ trong văn bản và tìm kiếm những từ tương ứng trong từ điển [29].

a) Sử dụng từ đồng nghĩa

Các bộ giải mã đọc từng từ trong văn bản và tìm kiếm từ đồng nghĩa trong từ điển, nếu một từ chẳng hạn như “god child”, không có từ đồng nghĩa nào thì các bộ giải mã giả định rằng không có dữ liệu nào được giấu trong đó. Nếu từ “child” là đầu vào, và chính nó xuất hiện trong từ điển như một từ đồng nghĩa trong danh sách (bud, chick, child, kid, minor), sau đó, danh sách này sẽ được xem như là để che giấu hai bit và “child” (là từ thứ 3 trong danh sách) được hiểu là ẩn giấu số 2 bit 2 (01 trong hệ nhị phân).

Thuật toán giấu tin:

Đầu vào:

- Thông điệp bí mật - Văn bản phủ Các bước thực hiện:

- Bước 1: Chuyển thông tin mật thành dạng nhị phân.

- Bước 2: Kiểm tra văn bản và chọn một từ xuất hiện nhiều lần

- Bước 3: Sử dụng từ điển đặc biệt chọn những từ đồng nghĩa để thay cho từ được chọn theo quy ước và chuỗi nhị phân.

Đầu ra:

- Văn bản phủ có chứa thông điệp. b) Trích rút câu

Một hướng tiếp cận khác của phương pháp giấu tin bằng ngữ nghĩa là định nghĩa một hàm rút một câu thành một bit dữ liệu. Cách làm ở đây có thể là kiểm tra tính chẵn lẻ của mã ASCII trong tất cả các ký tự ở trong câu. Trong một ứng dụng thực tế của phương pháp này, bộ xử lý văn bản đã được chỉnh sửa như sau:

- Đầu tiên, bộ xử lý văn bản nhận thông tin cần giấu và chứa chúng trong một chuỗi bit. - Bộ xử lý văn bản nhận những ký tự của văn bản thường được nhập vào theo chu kỳ, đưa vào hàm xử lý và so sánh kết quả của nó với bit thông tin được ẩn giấu tiếp theo.

- Nếu tính chẵn lẻ của tất cả các mã ASCII của câu hiện tại có một bit lệch với bit của chuỗi bit cần giấu thông tin, bộ xử lý văn bản sẽ từ chối không cho gõ thêm các ký tự khác. Lựa chọn duy nhất là người dùng sẽ phải viết lại câu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Các kỹ thuật giấu tin: Phần 2 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)