Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1 Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 39 - 40)

2.1. Đánh giá chung

2.1.1. Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

- Theo quan điểm luân chuyển vốn thì nguồn vốn chủ sở hữu đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư mà không cần đi vay và chiếm dụng. Ta có:

Cân đối 1:

B nguồn vốn = (I+II+IV+(2,3)V+VI)A tài sản + (I+II+III)B tài sản

- Để đánh giá xem số vốn đi chiếm dụng có hợp lý không, vốn vay có quá hạn không, ta có: Cân đối 2:

[(1,2)I+II]A nguồn vốn + B nguồn vốn=(I+ II+ IV+(2,3)V+VI)A tài sản+(I+II+III)B tài sản

Phương trình kế toán: (A+B) Tài sản = (A+B) Nguồn vốn

2.1.2. Đánh giá xu hướng và triển vọng của DN:

Thiết kế các báo cáo tài chính dạng so sánh là trình bày số liệu tài chính của 2 hay nhiều kỳ để cung cấp thông tin về xu thế và mối quan hệ trong nhiều năm. Trong đó có các cột số liệu cho từng kỳ, lượng tăng giảm, tỷ lệ % thay đổi, tốc độ phát triển liên hoàn hoặc định gốc.

Phân tích xu hướng:

- Nhằm nhấn mạnh những thay đổi đã xảy ra từ kỳ này qua kỳ khác để so sánh.

- Chọn một năm làm gốc so sánh và các mức độ của năm làm gốc được phân bổ tỷ lệ 100%.

- So sánh các mức độ của những năm kế tiếp với mức độ của năm gốc bằng cách lấy mức độ của những năm kế tiếp chia cho mức độ của năm gốc.

- So sánh những khoản mục có quan hệ với nhau.

Cần thiết kế báo cáo so sánh quy mô chung (bao quát gồm chỉ các khoản mục chính). Từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một số tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%. Cách đánh giá này rất có ích trong việc so sánh tình hình tài chính giữa các DN với nhau để rút ra kết luận cho riêng mình.

2.2. Phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 39 - 40)