Bản chất của dữliệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 26 - 27)

Dữ liệu thứ cấp (secondary research) là dữ liệu đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu để phục vụ cho một mục tiêu cụ thể liên quan đến một vấn đề nghiên cứu nào đó. Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu.

Sự khác nhau giữa hai loại dữ liệu này được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1

So sánh dữ liệu sơ cấp và thứ cấp

Chỉ tiêu so sánh Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

1.Mục đích - Cho một vấn đề nghiên cứu cụ thể mang tính thời sự - Cho các vấn đề nghiên cứu khác nhau

2.Tiến trình thu thập - Phức tạp - Nhanh và dễ dàng

3.Phương pháp thu thập - Nghiên cứu định tính (dữ liệu sơ cấp định tính): phỏng vấn chuyên sâu cá nhân, phỏng vấn nhóm...

- Nghiên cứu định lượng (dữ liệu sơ cấp định lượng): điều tra

- Nghiên cứu tài liệu (văn phòng)

4.Chi phí - Cao - Thấp

5.Thời gian - Dài - Ngắn

So với dữ liệu sơ cấp, lợi thế lớn nhất của dữ liệu thứ cấp được thu thập nhanh chóng và ít tốn kém hơn dữ liệu sơ cấp. Đặc biệt, với sự phát triển và ứng dụng phổ biến của Internet, các công cụ tìm kiếm và các cơ sở dữ liệu trực tuyến, lợi thế này của dữ liệu thứ cấp càng được phát huy. Mặt khác, do sự phong phú của dữ liệu thứ cấp, nhà nghiên cứu có thể dễ dàng so sánh thông tin và quan điểm về cùng một vấn đề.

27

Điều này tạo thuận lợi cho việc định hướng và xác định vấn đề nghiên cứu của nhà nghiên cứu.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, dữ liệu thứ cấp cũng có rất nhiều hạn chế. Điều này dẫn đến thực tế là phần lớn các cuộc nghiên cứu marketing thường không thể chỉ dựa vào dữ liệu thứ cấp mà thường phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Hạn chế lớn nhất của dữ liệu thứ cấp là sự không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Lý do là vì, về bản chất, dữ liệu thứ cấp được thu thập và xử lý phục vụ cho mục tiêu nào đó, có thể khác với mục tiêu của đề tài đang nghiên cứu. Ngoài ra, một hạn chế lớn của dữ liệu thứ cấp là tính lạc hậu. Do đã được thu thập để phục vụ những mục tiêu nghiên cứu cụ thể trong quá khứ, nên phần nhiều các dữ liệu thứ cấp bị lạc hậu và không phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hiện thời của nhà nghiên cứu. Thêm vào đó, một hạn chế nữa của dữ liệu thứ cấp là do chúng được thu thập trong những bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, nên chúng hoàn toàn có thể mâu thuẫn nhau về nội dung. Điều này gây những khó khăn nhất định cho nhà nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Trang 26 - 27)