CHƯƠNG 4:CÁC DẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN – KIM BẢNG, HÀ NAMVỚI CÔNG SUẤT 100 M3NGÀY (Trang 77 - 84)

b. Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án

CHƯƠNG 4:CÁC DẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ

HỆ THỐNG XỬ LÝ

4.1.Công tác thu thập tài liệu

4.1.1.Mục đích, nhiệm vụ

Công tác thu thập tài liệu là công tác rất quan trọng. Đây là công tác đầu tiên trong việc lập dự án.

Mục đích: Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp chúng ta hiểu biết về khu vực nghiên cứu và giúp ích lớn cho việc tính toán và thiết kế, giảm bớt một phần chi phí do tận dụng được một số nguồn tài liệu.

Nhiệm vụ: Phải thu thập các tài liệu mới nhất mà chúng ta chưa có để phục vụ cho công tác thiết kế của đồ án .Trên cơ sở đó kiểm tra và so sánh các tài liệu thu cân nhằm chỉnh lý, bổ sung những phần chưa hợp lý.

4.1.2.Khối lượng tài liệu thu thập

Các tài liệu liên quan đến dự án:

- Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam;

- Bản đồ địa chất khu vực huyện Kim Bảng;

- Các bản vẽ tổng thể mặt bằng; quy hoạch khu vực; ĐTM; Dự án đầu tư và Hồ sơ dựán công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.

- Các giáo trình tham khảo và các quy định, quy chuẩn, các tiêu chuẩn thiết kế, tính toán chi phí xây dựng như:

+ Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2011), Giáo trình thoát nước tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật.

+ Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.

+ QCVN14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

+ Văn bản số 1751/BXD - VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về Định mức Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

+ Nghị định 204/2004/ NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền. Công đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

+ TCVN 5945:2010/BTNMT: Tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp - tiêu chuẩn thải.

+ TCXDVN 51:2008 Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế.

+ CATALOG Longtech blower, máy bơm chìm nước thải

4.1.3.Phương pháp thu thập

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: Thu thập, thống kê và tổng hợp các tài liệu liên quan phục vụ giải quyết mục tiêu đặt ra.

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả điều tra, thống kê đã có từ trước đến năm 2015. Từ đó nắm bắt được thông tin cần thực hiện chi tiết, đầy đủ hơn hoặc những nội dung cần được tìm hiểu sâu hơn.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.

4.1.4.Phương pháp chỉnh lý

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được cần tiến hành chỉnh lý các tài liệu bằng các phương pháp như:

- Phương pháp thống kê tài liệu: Sau khi kết thúc công tác thu thập tài liệu cần tiến hành thống kê lại các loại tài liệu đã thu thập được. Các bước tiến hành phương pháp thống kê tài liệu gồm:

- Phương pháp loại trừ: Lựa chọn các tài liệu cần thiết, có độ chính xác cao, loại trừ các tài liệu không cần thiết, các số liệu phân tích quá cũ, các kết quả phân tích không chính xác hay có nguồn gốc không rõ ràng. - Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc kết quả phân tích có độ chính xác cao, phù hợp yêu cầu, lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4.2.Công tác khảo sát thực địa

4.2.1.Mục đích , nhiệm vụ

Công tác khảo sát thực địa là rất quan trọng và cần thiết không thể thiếu, nó giúp ta có được cái nhìn tổng quan, thực tế nhất về khu vực tiến hành dự án, hiện trạng môi trường khu vực xung quanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệm vụ công tác khảo sát thực địa: Xác định vị trí khu vực nghiên cứu: Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực; Lấy mẫu, đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường (nước, không khí, điều kiện vi khí hậu, tiếng ồn, độ rung).

4.2.2.Khối lượng công tác chuẩn bị các nội dung sau

Công tác chuẩn bị: Đề quá trình khảo sát thực địa được tốt và thuận lợi cần chuẩn bị các nội dung sau:

Chuẩn bị máy định vị GPS cầm tay, máy chụp ảnh, dụng cụ đựng mẫu , axit để cố kết mẫu,các dụng vụ thiết bị khác như giấy pH, sổ nhật ký, bút chì, tẩy,...

Tiến hành thực địa: Tại mỗi vị trí tiến hành điều tra , khảo sát và thu thập các nội dung:

Xác định vị trí , toạ độ các công trình ( XYZ ): Tiến hành đo tọa độbằng GPS.

4.2.3.Phương pháp tiến hành

- Định điểm bằng GPS cầm tay và trên bản đồ địa hình. - Quan sát , chụp ảnh:

Người thực hiện công tác khảo sát thực địa cần mang máy định vị GPS mini để xác định tọa độ khu vực khảo sát, tọa độ các điểm lấy mẫu. Dùng máy ảnh chụp các hình ảnh thực tế khu vực tiến hành dự án và khu vực lân cận.

- Tham vấn cộng đồng:

Dùng nhật ký ghi lại các thông tin hỏi công nhân công trường, người dân xung quanh về các thông tin đã nêu trên.

- Lấy mẫu môi trường nước:

Phương pháp lấy mẫu được tiến hành theo hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam: + Dùng chai hoặc can nhựa đã tráng sạch bằng nước cất và xúc lại ba lần bằng nước định lấy mẫu trước khi lấy. Mỗi mẫu lấy 2 lít. Vị trí lấy mẫu đại diện cho vùng nghiên cứu, đối với mẫu phân tích vi sinh vật được bảo quản trong môi trường lạnh trước khi đem đi phân tích. Thời gian lưu không quá 24 giờ .

+ Trình tự lấy mẫu : Ghi kí hiệu lên thành chai và nắp nút. Mở nút chai và giữ nút trên tay không để miệng nút chạm vào da tay hoặc các vật dụng xung quanh. Tay kia cho lọ vào hứng mẫu nước cần lấy, tráng chai lại 3 lần bằng nước định lấy, sau đó để nước từ từ đi vào dụng cụ lấy mẫu. Đậy nút, xoay chặt không để không khí đi vào dụng cụ chứa mẫu .

+ Ghi nhật ký thực địa. 4.2.4.Phương pháp chỉnh lý tài liệu

Các thông tin, dữ liệu, số liệu có được từ quá trình khảo sát là cơ sở quan trọng để đánh giá độ chính xác của các tài liệu đã thu thập, đồng thời là nền tảng để thực hiện nhiệm vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án.

Lập bảng giá trị các thông số chất lượng môi trường đã đo đạc được tại hiện so sánh với các tiêu chuẩn , quy chuẩn hiện hành và đưa ra các nhận xét, đánh giá, giải thích. Sắp xếp và dán nhãn cho các mẫu nước đã lấy , ghi lại các thông tin cần thiết (tọa độ, địa điểm, thời gian lấy mẫu, mô tả cảm quan về mẫu ,...) để phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.

4.3.Công tác thiết kế hệ thống xử lý

4.3.1.Mục đích, nhiệm vụ

Mục đích Đề xuất dây chuyền xử lý với chất lượng nước thải đầu ra quy định tại cột B của QCVN 14 : 2008 / BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt .

Nhiệm vụ

- Tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xử lý. - Thành lập, xây dựng các bản vẽ thiết kế. - Tính toán hiệu quả bài toán kinh tế. - Lựa chọn kinh tế phù hợp

4.3.2.Khối lượng thực hiện

Từ dây chuyền hệ thống xử lý đã đề xuất tính toán chi tiết từng bể của hệ thống . Thành lập, xây dựng các bản vẽ thiết kế gồm: - Bản vẽ bố trí mặt bằng hệ thống xử lý; - Bản vẽ chi tiết từng bể xử lý; - Bản vẽ lắp đặt thiết bị. 4.3.Công tác xây dựng 4.3.1Mục đích, nhiệm vụ

Từ kết quả thiết kế và bản vẽ, tiến hành xây dựng các hạng mục công trình và đưa các hạng mục đó vào sử dụng, xử lý nước thải cho dự án.

Nghiệm thu và tiến hành chạy thử nghiệm dây chuyền công nghệ.

4.4.2.Khối lượng công việc

Tiến hành xây dựng các hạng mục công trình gồm có:

- Xây dựng nền móng đặt hệ thống xử lý nước.

- Xây dựng nhà điều hành đặt thiết bị điện và máy bơm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng bể điều hòa, bể Aerotank, bể lắng, bể khử trùng, bể chứa bùn ..

- Lắp đặt máy bơm, lắp đặt hệ thống phân phối khí. - Lắp đặt các đường ống trong hệ thống xử lý.

4.4.3.Phương pháp tiến hành

- Tìm hiểu địa bàn xây dựng và lắp đặt công trình sẽ triển khai dự án với số liệu về địa hình, khí hậu, dân cư, môi trường trước và sau khi xây dựng công trình.

- Tìm hiểu cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn cung cấp vật liệu, công nghệ sản xuất. - Chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ công nghệ, dây chuyền sản xuất, giải pháp kiến trúc, công trình, kết cấu, giải pháp trang thiết bị…khái quát những giải pháp thiết kế của toàn.

- Việc thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt bắt buộc phải tuân theo quy trình. - Đưa phương pháp xây dựng và lắp đặt theo dây chuyền vào tổ chức thực hiện càng nhiều càng tốt.

- Sử dụng đồng bộ và tự động hoá trong quá trình xây dựng và lắp đặt. - Tận dụng tối đa các kết cấu lắp ghép. Cơ giới hoá trong quá trình xây dựng và lắp đặt.

- Bảo đảm vệ sinh môi trường. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ ...

- Đảm bảo tiến độ xây dựng và lắp đặt. Hoàn thành dự án đúng thời gian.

4.3Công tác thí nghiệm 4.5.1.Mục đích, nhiệm vụ

- Phân tích các chỉ tiêu môi trường trong mẫu nước.

- Xác định độ màu, mùi, pH, As, SS, NH4+, NO2- , NO3-, E.Coli,

Coliform.

4.5.2.Khối lượng công tác

- Phân tích mẫu nước mặt khu vực Mỏ Vạc

- Yêu cầu: Các mẫu được phân tích tại các phòng phân tích chuyên ngành.

- Các bước tiến hành:

+ Giao nhận mẫu và yêu cầu thí nghiệm; + Chuẩn bị máy, vật tư thí nghiệm; + Tiến hành phân tích các chỉ tiêu;

+ Tính toán tổng hợp các kết quả phân tích, vẽ các bảng biểu; + Thu dọn, lau chùi, bảo dưỡng máy móc thiết bị;

+ Kiểm tra nghiệm thu, bàn giao kết quả thí nghiệm.

4.5.3.Phương pháp tiến hành

Các thông số về chất lượng nước được tiến hành phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn.

4.6.Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo tổng kết

4.6.1.Nhiệm vụ

Chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo là phần công tác cuối cùng của một đề tài. Mục đích và nhiệm vụ của công tác là hệ thống hóa và hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, làm cơ sở cho việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn.

4.6.2.Khối lượng công tác

a. Phương pháp so sánh

- Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền và mức độ tác động. Các số liệu thu thập được sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn , quy chuẩn môi trường của Việt Nam hiện hành để từ đó rút ra những kết luận về hiện trạng của nước thải sinh hoạt trước khi xử lý tại công ty.

- Thành lập các bảng biểu , biểu đồ để so sánh các kết quả phân tích được với các giá trị tối đa cho phép trong quy chuẩn hiện hành.

b. Phương pháp thiết kế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác thiết kế được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn và tài liệu thiết kế hiện hành như :

- Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2011), Giáo trình thoát nước tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật

- Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội

- Trần Hiếu Nhuệ (2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội

c. Phương pháp chỉnh lý

Hệ thống hóa và hoàn chỉnh các tài liệu thực địa và tài liệu thu thập

- Tài liệu về địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình: Trước hết phải thống nhất nội dung mô tả nhật ký đo vẽ của cả nhóm, lập bản đồ tài liệu thực tế, trên đó định vị các điểm nghiên cứu đã thực hiện trong quá trình thực địa. Từ bản đồ thực tế khoanh định ranh giới phân bố các loại đất đá , các đơn nguyên địa mạo. Đưa lên bản đồ các tài liệu đo vẽ, đặc điểm địa chất thủy văn, cải tạo và kiến tạo. Từ kết quả phân tích các mẫu thạch học, mẫu nước có thể đánh giá mức độ chứa nước của tầng chứa nước, chất lượng nước.

Xử lý bằng phương pháp thống kế toán học

Các kết quả thí nghiệm trong phòng nhằm xác định giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán của các thông số của các mẫu đất, nước.

Phân tích đánh giá toàn bộ các tài liệu để đưa ra các nhận xét, kết luận và đưa ra hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.

Lập báo cáo

- Gồm bản báo cáo và các phụ lục kèm theo.

- Bản báo cáo phải thể hiện được tất cả các mục của đề tài yêu cầu. d. Nội dung báo cáo:

Nội dung chính của bản báo cáo phải phản ánh được đầy đủ nhất các đặc điểm về kinh tế xã hội, đặc điểm địa sinh thái, địa chất khu vực nghiên cứu, và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN – KIM BẢNG, HÀ NAMVỚI CÔNG SUẤT 100 M3NGÀY (Trang 77 - 84)