Chế độ tỷ giá cố định

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 31 - 33)

2.3.1.1 Khái niệm

Tỉ giá hối đoái cố định là một chế độ được áp dụng bởi chính phủ hoặc NHTƯ ràng buộc tỉ giá hối đoái chính thức của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng. Mục đích của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định là giữ giá trị của một loại tiền tệ trong một phạm vi hẹp.

Trong chế độ tỉ giá cố định, tỉ giá sẽ do Ngân hàng Trung ương ấn định tại một mức cụ thể. Tất cả các tác nhân trong nền kinh tế được yêu cầu phải giao dịch tại mức tỉ giá đã qui định này.

Để thị trường ngoại tệ cân bằng tại mức tỉ giá đã ấn định thì Ngân hàng Trung ương sẽ buộc phải can thiệp vào thị trường bằng cách mua/bán ngoại tệ ra thị trường.

USD E VND/USD) S USD Lượng cân bằng E cân bằng D USD

25

Nguyên tắc can thiệp vẫn dựa trên nguyên lý cung cầu. Một thứ gì đó đang lên giá để bình ổn giá cần phải cung ứng nó ra nhiều hơn và ngược lại. Do đó,

+ Nếu ngoại tệ lên giá (nội tệ giảm giá): NHTU sẽ bán ngoại tệ cung nội tệ giảm và dự trữ ngoại hối giảm

+ Nếu ngoại tệ giảm giá (nội tệ tăng giá): NHTU sẽ mua ngoại tệ cung nội tệ tăng và dự trữ ngoại hối tăng

2.3.1.2 Đặc điểm

Chế độ tỷ giá cố định có một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, chế độ tỉ giá cố định giúp cho việc điều hành tiền tệ có tính nguyên tắc và kỉ luật cao hơn. Yêu cầu duy trì tỉ giá cố định sẽ không cho phép Ngân hàng Trung ương có thể tùy tiện tăng cung tiền và gây ra lạm phát.

Họ cho rằng chính phủ ở một số quốc gia rất tùy tiện trong việc tăng cung tiền để kích cầu, và hệ quả là lạm phát tăng lên cao sau một thời gian. Việc áp dụng tỉ giá cố định sẽ đảm bảo điều này không xảy ra.

Thứ hai, họ cho rằng hoạt động đầu cơ luôn hiện hữu trên thị trường và nếu như theo đuổi chế độ tỉ giá thả nổi thì nền kinh tế sẽ được chứng kiến sự dao động liên tục của tỉ giá.

Nếu hoạt động đầu cơ diễn ra dai dẳng và kéo dài khiến cho tỉ giá thực tế diễn ra bị chệch so với tỉ giá cân bằng dài hạn thì nó sẽ làm méo mó giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu và dẫn đến sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực.

Ngoài ra, sự bất ổn của tỉ giá do hoạt động đầu cơ sẽ khiến cho việc lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư trở nên khó khăn một cách không cần thiết. Khi tỉ giá dao động, các doanh nghiệp hoạt động ở phạm vi xuyên quốc gia sẽ phải đối mặt với những bất định lớn hơn và điều này sẽ làm xói mòn các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế.

Với chế độ tỉ giá cố định, những hoạt động đầu cơ sẽ có thể được ngăn chặn một cách kịp thời bằng các nghiệp vụ thị trường ngoại hối của Ngân hàng Trung ương và nhờ đó tỉ giá sẽ trở nên ổn định và qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế.

Thứ ba, nó cho phép chính phủ có thể sử dụng công cụ tỉ giá để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, tăng trưởng.

Ví dụ, Ngân hàng Trung ương có thể định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó bằng cách mua ngoại tệ/bán nội tệ. Khi đó, giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn, giá hàng nhập khẩu đắt hơn và nhờ đó cải thiện cán cân thương mại.

Đây là điều mà chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện và trước đó nữa là trường hợp của Nhật Bản. Đồng nhân dân tệ và trước đây là đồng yên đều đã bị định giá quá thấp so với đồng USD và cả một số đồng tiền khác nữa. Hệ quả là hai quốc gia này đã đạt được thặng dư thương mại rất lớn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm.

Tuy nhiên, những người ủng hộ chế độ tỉ giá thả nổi không cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ đảm bảo cho một sự cải thiện của cán cân thương mại, thậm chí đôi khi còn gây ra

26

thâm hụt thương mại nặng hơn và những tác động không mong muốn khác như lạm phát và dẫn tới sự bất ổn trong nền kinh tế.

Việc giảm giá nội tệ sẽ giúp giảm giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ và tăng lượng xuất khẩu và do vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng liệu doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu có tăng hay không và do vậy không thể chắc chắn cán cân thương mại có được cải thiện hay không.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)