Xuất khẩu và nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 47)

Xuất khẩu: phản ánh lượng tiền mà người nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước

Hàm xuất khẩu: dưới giác độ chi tiêu, xuất khẩu là chi tiêu của người nước ngoài vì vậy xuất khẩu là do các yếu tố thuộc về nền kinh tế nước ngoài quyết định nên hàm xuất khẩu có dạng X = X

Nhập khẩu: phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài

Hàm nhập khẩu: IM= MPM.Y trong đó MPM là xu hướng nhập khẩu biên cho biết nhập khẩu tăng thêm bao nhiêu khi sản lượng (thu nhập) của nền kinh tế tăng thêm 1 đơn vị.

Cán cân thương mại (xuất khẩu ròng)

Hình 3.4 Đồ thị hàm xuất nhập khẩu 3.2 MÔ HÌNH GIAO ĐIỂM KEYNES

3.2.1 Đặc điểm của mô hình

- Chi tiêu kế hoạch (Aggregate Expenditure - AE): mức chi tiêu dành cho hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ dự kiến. Trong nền kinh tế đóng, chi tiêu kế hoạch được thể hiện bằng đẳng thức sau:

AE= C + I + G

Công cụ để xác định mức sản lượng cân bằng khi chỉ tính đến ràng buộc về phía cầu hay nói cách khác khi nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng là đường tổng chi tiêu AE.

Đồng nhất thức thu nhập - sản lượng: GDP Thu nhập quốc dân Y

 Đường tổng chi tiêu phản ánh tổng chi tiêu tại mỗi mức thu nhập quốc dân.

3.2.2 Trạng thái cân bằng

Tại trạng thái cân bằng: AD (AE) = GDP = Y NX IM Y X>IM X X=IM X<IM Y 0 Y 1 Y 2

41

Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó tổng cầu bằng với tổng cung hay sản lượng thực hiện bằng tổng chi tiêu dự kiến. Khi mà mức sản lượng thực tế bẳng với mức sản lượng cân bằng thì mức sản lượng này được duy trì tương đối lâu. Song nếu mức sản lượng thực tế do các hãng sản xuất khác với mức sản lượng cân bằng thì xu hướng của nền kinh tế sẽ thế nào? Sự khác biệt này có thể xảy ra ở hai trường hợp sau:

+ Trường hợp 1: mức sản lượng thực tế (Y1) thấp hơn mức sản lượng cân bằng (Y0) như vậy tổng cầu lớn hơn tổng cung, tức là nền kinh tế trải qua tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Nói cách khác, hàng tồn kho của các hãng cạn dần và đây là dấu hiệu cho biết các doanh nghiệp sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Kết quả là các hãng gia tăng sản xuất, nền kinh tế có xu hướng tiến về điểm E0 tức là tiến về điểm cân bằng và sản lượng tiến về sản lượng cân bằng Y0

+ Trường hợp 2: mức sản lượng thực tế (Y2) cao hơn mức sản lượng cân bằng (Y0) như vậy tổng cung lớn hơn tổng cầu, tức là nền kinh tế trải qua tình trạng dư thừa hàng hóa, lượng hàng hóa sản xuất ra nhiều hơn so với nhu cầu của nền kinh tế. Tồn kho thực tế tăng cao hơn tồn kho dự kiến, các hãng giảm bớt sản xuất, nền kinh tế tiến về điểm cân bằng E0 và sản lượng đạt được mức sản lượng cân bằng.

Ý nghĩa của điểm cân bằng: Tại điểm cân bằng thì mức tiết kiệm mà hộ gia đình muốn có bằng mức đầu tư mà các hang mong muốn. Tại bất kỳ điểm nào khác, tiết kiệm mong muốn của các hộ gia đình sẽ không bằng với đầu tư mong muốn của các hãng kinh doanh Khi mức tiết kiệm và đầu tư mong muốn không bằng nhau thì sản lượng sẽ tự điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống.

Hình 3.5 Mô hình giao điểm Keynes

45 0 Tổng thu nhập, Tổng sản lượng Chi tiêu kế hoạch AD O AD Y Cạn kiệt hàng tồn kho ngoài dự kiến AD=Y Y 0 Tích lũy tồn kho không dự kiến Y C+ I+G Y 1

42

Hàng tồn kho theo kế hoạch và hàng tồn kho ngoài kế hoạch.

Hàng tồn kho theo kế hoạch: các doanh nghiệp chủ động giữ một số hàng trong kho bởi vì điều này đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho ngoài kế hoạch (UI: Unplanned Inventory) là số hàng hoá mà các doanh nghiệp sản xuất ra nhưng không bán được.

3.2.3 Chính sách tài khóa và số nhân chi tiêu

Chính sách tài khoá là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu chính phủ và thuế. Mặc dù chính sách tài khoá có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn, chính sách tài khoá chủ yếu ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ.

3.2.3.1 Chính sách tài khóa chủ động

Chính sách tài khoá nhằm kích thích tổng cầu và tăng sản lượng cân bằng thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế được gọi là chính sách tài khoá mở rộng hay chính sách tài khoá lỏng. Ngược lại, chính sách tài khoá nhằm cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát được gọi là chính sách tài khoá thắt chặt.

3.2.3.2. Chính sách tài khóa mở rộng

Đối mặt với mức sản lượng thấp hơn mức sản lượng tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp nền kinh tế phục hồi trạng thái toàn dụng nguồn lực thông qua việc tăng chi tiêu chính phủ và/hoặc giảm thuế.

3.2.2.3. Chính sách tài khóa thắt chặt

Giả sử ban đầu nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá năng lực sản xuất hiện có như được minh họa trong hình 3.6. Sự hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng tốc. Nền kinh tế đang nằm ở phần đường tổng cung rất dốc mà các nhà kinh tế thường coi là trạng thái phát triển quá nóng. Phản ứng chính sách cần thiết là chính phủ nên cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát.

3.2.2.4. Chính sách tài khoá trong điều kiện có sự ràng buộc về ngân sách

Trong những thập kỷ gần đây, khi chính phủ ở nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ thì việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế để ích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái thường được xem là ít có tính khả thi về mặt chính trị. Theo hiệp định Maastricht các nước thuộc Liên minh châu Âu muốn sử dụng đồng tiền chung thì phải giảm thâm hụt ngân sách của họ xuống 3% so với GDP. Đạt mục tiêu này đòi hỏi chính phủ các nước phải cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, và do vậy có ít phạm vi hơn cho việc tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế.

Để duy trì cán cân ngân sách không thay đổi, muốn tăng chi tiêu chính phủ phải tăng được mức thu thuế một lượng tương ứng. Điều gì xảy ra nếu chính phủ bù đắp tăng chi tiêu bằng cách tăng thuế? Số nhân ngân sách cân bằng phản ánh sự gia tăng của GDP tạo ra khi cả chi tiêu chính phủ và thuế cùng tăng thêm một đơn vị để giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Việc tăng thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng tư nhân. Điều này gây

43

lấn át một phần ảnh hưởng mở rộng của việc tăng chi tiêu chính phủ. Để thấy được tại sao tăng thuế chỉ lấn án một phần ảnh hưởng mở rộng của tăng chi tiêu, bạn hãy nhớ lại rằng việc giảm thu nhập khả dụng một đơn vị chỉ làm giảm tiêu dùng theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Ảnh hưởng ròng của việc tăng chi tiêu chính phủ đi kèm với tăng thuế – sau khi số nhân đã phát huy tác dụng là thu nhập quốc dân tăng một lượng đúng bằng mức tăng chi tiêu chính phủ (chứ không phải là tích của số nhân với lượng chi tiêu gia tăng như đáng lẽ xảy ra khi thuế không thay đổi). Điều đó có nghĩa là giá trị của số nhân ngân sách cân bằng đúng bằng 1.

Để đơn giản cho việc giải thích tại sao số nhân ngân sách cân bằng lại có giá trị bằng 1 chúng ta sẽ xét một nền kinh tế đóng trong đó mức thu thuế của chính phủ không phụ thuộc vào thu nhập tạo ra trong nền kinh tế. Giả bằng chính phủ tăng chi tiêu 1 tỷ đồng được bù đắp bằng việc tăng thuế cũng 1 tỷ đồng. Ảnh hưởng ròng của chính sách đó đến sản lượng cân bằng được xác định bằng công thức sau:

Trong đó, ở vế trái biểu thức thứ nhất biểu thị tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ 1 tỷ đồng, còn biểu thức thứ hai biểu thị tác động của việc tăng thuế 1 tỷ đồng.Như vậy, hiệu ứng ròng của việc chính phủ tăng thuế và tăng chi tiêu cùng 1 tỷ đồng là sản lượng cân bằng tăng đúng 1 tỷ đồng.

3.2.3.5 Cơ chế tự ổn định

Cơ chế tự ổn định đề cập đến những thay đổi trong ngân sách chính phủ có tác dụng kích thích tổng cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái và cắt giảm tổng cầu khi nền kinh tế phát triển quá nóng mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào của các nhà hoạch định chính sách.

 Cơ chế tự ổn định quan trọng nhất trong các nền kinh tế thị trường hiện đại là hệ thống thuế. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, doanh thu từ thuế của chính phủ sẽ tự động giảm vì hầu hết các loại thuế đều liên quan chặt chẽ với cáchoạt động kinh tế.

 Một số khoản mục chi tiêu của chính phủ cũng hoạt động như những cơ chế tự ổn định. Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, số người mất việc làm tăng lên, vì thế đơn xin trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và các loại hình hỗ trợ thu nhập khác đều tăng lên. Sự gia tăng tự động trong chi tiêu của chính phủ sẽ kích thích tổng cầu đúng vào thời điểm tổng cầu không đủ mạnh để duy trì mức sản lượng tiềm năng.

Cơ chế tự ổn định trong nền kinh tế ở các nước đều không đủ mạnh để loại bỏ hoàn toàn những biến động kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu không có các cơ chế tự ổn định như thế, sản lượng và việc làm trên thực tế chắc hẳn đã dao động mạnh hơn rất nhiều.

3.2.3. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách chính phủ

3.2.3.1. Chính sách tài khóa và Cán cân ngân sách

Cán cân ngân sách chính phủ thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa.Nó được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tấtcả các khoản mục chi tiêu mà chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Mộtcách tương đương, nó được tính bằng thuế ròng trừ đi chi tiêu hính phủ mua hàng hóa và dịch vụ.

44 BB = t.Y – G

trong đó: BB là cán cân ngân sách ; Tx là tổng nguồn thu từ thuế ; Tr là chuyển giao thu nhập;

G là chi tiêu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ; T là thuế ròng.

Khi thu nhập lớn hơn chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách. Khi chi tiêu chính phủ lớn hơn thu nhập điều mà thường diễn ra đối với hầu hết các quốc gia trong lịch sử cận đại, thì chính phủ có thâm hụt ngân sách. Khi thu nhập và chi tiêu chính phủ đúng bằng nhau, chính phủ có ngân sách cân bằng.

Một thước đo tốt hơn về chính sách tài khóa so với cán cân ngân sách thực tế là tính toán ngân sách ở mức toàn dụng nhân công, hay còn được gọi là ngân sách cơ cấu và ký hiệu là BB*. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở ước tính về mức chi tiêu và thu thuế với giả thiết nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Kết quả thu được chỉ phụ thuộc vào sự lựa chọn chính sách tài khóa mà không bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế trong ngắn hạn. BB* = t.Y* - G

Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu: BB – BB* = (t.Y – G) –( t.Y* - G) = t.(Y – Y*)

 Cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu chỉ khác nhau ở khoản thuế ròng. Cụ thể, nếu sản lượng ở dưới mức tiềm năng, thì thâm hụt ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thâm hụt ngân sách cơ cấu. Ngược lại, nếu sản lượng cao hơn mức tiềm năng, thì thặng dư ngân sách thực tế sẽ lớn hơn thặng dư ngân sách cơ cấu.

 Chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực tế và cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh sự biến động của sản lượng trong ngắn hạn xung quanh mức tiềm năng và thường được gọi là cán cân ngân sách chu kỳ. Những biến động kinh tế ngắn hạn hay chu kỳ kinh doanh tác động đến cả thu nhập và chi tiêu của chính phủ. Khi nền kinh tế rơi vào một cuộc suy thoái, ngân sách sẽ tự động xấu đi do nguồn thu từ thuế giảm trong khi một số khoản mục chuyển giao thu nhập lại tăng. Ngược lại, trong thời kỳ bùng nổ ngân sách tự động được cải thiện.

3.2.3.2 Tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ

Nhìn chung, có bốn cách để tài trợ cho thâm hụt mà chính phủ có thể lựa chọn sử dụng: (i) vay tiền từ NHTƯ, hay “tiền tệ hoá thâm hụt;

(ii) vay tiền từ hệ thống NHTM; (iii) vay tiền từ khu vực phi ngân hàng trong nước; và (iv) vay tiền từ nước ngoài, hay giảm dự trữ quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua từng cách tài trợ.

 Vay tiền từ NHTƯ (hay tiền tệ hoá thâm hụt). Việc chính phủ vay tiền từ NHTƯ tương đương với việc tạo thêm cơ sở tiền. Việc tạo tiền này với một tốc độ nhanh hơn nhu cầu về tiền tại mức giá hiện hành sẽ tạo ra lượng tiền dư thừa trong lưu thông và cuối

45

cùng sẽ đẩy lạm phát tăng lên. Ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, một bộ phận lớn thâm hụt chính phủ được tài trợ bằng cách phát hành tiền và điều này được coi là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

 Vay từ các NHTM. Không giống như trường hợp đi vay từ NHTƯ, việc vay tiền từ các NHTM sẽ làm giảm chi tiêu tư nhân chủ yếu thông qua sức ép làm tăng lãi suất.

 Vay ngoài ngân hàng. Một cách tài trợ thâm hụt không dẫn đến tăng lượng tiền trong lưu hành là chính phủ phát hành nợ đối với công chúng trong nước. Việc vay mượn ngoài ngân hàng cho phép chính phủ có thể duy trì thâm hụt mà không cần tăng cơ sở tiền hay giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này thường được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, việc đi vay ngoài hệ thống ngân hàng cũng chứa đựng những rủi ro nếu sử dụng chúng quá thường xuyên.

Thứ nhất, việc tài trợ cho thâm hụt bằng nợ, trong khi không gây ra lạm phát trước mắt thì nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ so với GDP liên tục tăng. Thứ hai, giống như vay ngân hàng, vay từ công chúng trực tiếp làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước.

Ở những nước trải qua lạm phát cao, giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng, làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn. Chính phủ thường bị cám dỗ ép buộc (gián tiếp hoặc trực tiếp) các ngân hàng và dân cư giữ những trái phiếu này.

Tuy nhiên, những hành động này có thể làm mất lòng tin vào chính phủ trong nhiều năm và càng làm cho việc huy động vốn qua kênh này trở nên khó khăn hơn.

 Vay nước ngoài. Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt từ nguồn vốn nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài hoặc giảm dự trữ quốc tế. Tuy nhiên, khả năng sử dụng dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt hết sức hạn chế. Nếu khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ quốc tế của quốc gia hết sức mỏng manh, thì sự mất lòng tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đến một dòng vốn ồ ạt chảy ra thế giới bên ngoài,

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)