QUẢN TRỊ LOGISTICS
6.3.5. Nội dung quản trị vận chuyển
a. Xác định mục tiêu vận chuyển
- Mục tiêu chi phí: giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics
- Mục tiêu chất lượng dịch vụ: thể hiện năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian và độ tin cậy
- Mục tiêu cân đối
b. Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển
- Nhằm đảm bảo sự vận động hợp lý của hàng hóa trong kênh logistics. - Các phương án vận chuyển
+ Vận chuyển thẳng: hàng hóa đươc chuyển trực tiếp từ nhà cung ứng tới địa điểm của khách hàng. Tuyến đường là cố định
+ Vận chuyển thẳng với tuyến đường vòng: tuyến đường vòng là hành trình vận chuyển trong đó xe tải sẽ giao hàng từ 1 nhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từ nhiều nhà cung ứng tới 1 khách hàng
- Vận chuyển qua trung tâm phân phối: hàng hóa được vận chuyển qua một trung tâm phân phối, sau đó sẽ chuyển lô hàng tương ứng đến từng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình.
- vận chuyển qua trung tâm phân phối với tuyến tường vòng: khi lô hàng theo nhu cầu của khách hàng tương đối nhỏ, không chất đầy xe tải hoặc tập hơp các lô hàng từ nhiều nhà cung ứng ở khoảng cách xa tới và dự trữ tại trung tâm phân phối.
- Vận chuyển đáp ứng nhanh: là phương thức phối hợp nhiều phương án trên để đạt mục tiêu cân đối.
c. Lựa chọn đơn vị và phương tiện vận tải
❖ Tiêu thức lựa chọn
- Chi phí: cước vận chuyển, chi phí tại bến, phí bảo hiểm
- Thời gian vận chuyển: tốc độ, thời gian bốc xếp hàng hóa sang phương tiện vận tải khác
- Độ tin cậy: thể hiện qua tính ổn định về thời gian và chất lượng dịch vụ chuyên chở, bị tác động bởi thời tiết, giao thông…số lần dừng
- Năng lực vận chuyển: cho biết khối lượng và địa bàn hoạt động - Tính linh hoạt và độ an toàn hàng hóa
❖ Quy trình lựa chọn đơn vị vận tải
- Đơn vị vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chuẩn dịch vụ và chi phí đối với DN - Quy trình lựa chọn:
+ Xác định các tiêu thức và tầm quan trọng của các tiêu thức + Lựa chọn đơn vị vận tải
+ Giám sát và đánh giá dịch vụ lựa chọn