Các yêu cầu cụ thể xuất phát từ các nguy hiểm từ vật liệu hoặc chất phụ gia

Một phần của tài liệu MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY TIỆN Machine tools -- Safety -- Turning machines (Trang 28 - 29)

a) Vì các vật liệu có thể được xử lý phụ thuộc vào các ứng dụng cụ thể nên không thể cung cấp các khuyến nghị chi tiết nào cho việc giảm bớt rủi ro trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, đối với các dung dịch trơn nguội, cần áp dụng những yêu cầu dưới đây.

b) Các yêu cầu đối với dung dịch gia công kim loại/làm mát như sau:

1) Máy phải trang bị các công cụ cho phép lấy mẫu của dung dịch gia công kim loại/làm mát, làm sạch hệ thống và thay đổi các bộ lọc (xem 6.2);

2) Dung dịch hỗ trợ cắt gọt phải chảy ra do trọng lực từ máy tới bể chứa để tránh các bề mặt đọng nước trên máy.

c) Nếu xuất hiện nguy cơ cháy và/hoặc nổ thì:

1) Máy, bao gồm hệ thống điều khiển, phải được thiết kế để cho phép kết nối với thiết bị phát hiện cháy, một hệ thống cứu hỏa, chuông báo động, van an toàn, theo như khuyến cáo của nhà sản xuất (xem ví dụ ở Hình E.1 và E.2);

2) Nếu việc cung cấp dung dịch làm mát hoặc hệ thống xả khí hoạt động không đúng thì việc khởi động máy phải được ngăn chặn (xem Hình E.2, mục số 5);

3) Trong trường hợp sự cố của nguồn cung cấp dung dịch làm mát, quá trình này phải được ngừng tự động một cách thích hợp, ví dụ như tách dao và phôi và tắt trục chính, động cơ vận hành dụng cụ và hệ thống xả khí;

4) Trong trường hợp phát hiện cháy, hệ thống thoát khí phải được ngừng lại một cách thích hợp. Thời gian trễ cho tới khi dòng không khí dừng lại làm gia tăng lượng chất dập lửa, nếu một hệ thống cứu hỏa tự động được sử dụng.

CHÚ THÍCH: Những rủi ro phát sinh do cháy và nổ phụ thuộc vào điều kiện thực tế khi sử dụng máy và/hoặc sử dụng các chất lỏng dễ cháy được xem xét riêng (xem EN 13478).

d) Những yêu cầu đối với các rủi ro sinh học hoặc vi sinh vật (vi rút hoặc vi khuẩn) như sau:

1) Tổng dung tích của hệ thống dung dịch cắt gọt phải được tuần hoàn khi sử dụng bình thường để không phải sử dụng bể chứa trừ khi thiết kế yêu cầu phải lắng cặn;

2) Để tránh các bề mặt đọng nước trên máy, dung dịch cắt gọt phải được chảy ra do trọng lực từ máy về bể;

3) Ống thoát phải có đường kính và độ dốc vừa đủ để giảm thiểu việc ứ đọng cặn; 4) Hệ thống dung dịch cắt gọt phải được cung cấp với bộ lọc;

5) Khi hiện tượng lắng đọng cặn xảy ra thì việc thiết kế phải tạo điều kiện làm sạch (ví dụ như các góc được bo tròn trong bể chứa). Làm sạch không đòi hỏi phải hút sạch dung dịch trong toàn bộ hệ thống (xem ISO 14159);

6) Thiết kế bên trong bể chứa phải ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn (ví dụ các bề mặt nhẵn bóng và không sơn);

7) Các bể chứa dung dịch cắt gọt phải có vỏ bên ngoài được thiết kế nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chất lạ;

8) Nhiễm bẩn dung dịch cắt gọt do dầu hoặc mỡ từ các nguồn bên ngoài như không bôi trơn máy phải được tránh hoặc phải được cung cấp các biện pháp để loại bỏ hệ thống này. Nếu cần có thể để thêm một hệ thống tách hoặc loại bỏ dầu hoặc mỡ;

9) Khi máy tiện được cung cấp đi kèm với các bộ phận bảo vệ được sử dụng với dung dịch cắt gọt (làm mát) thì vỏ bên ngoài phải được thiết kế có mặt phân tích giữa bộ phận bảo vệ bên ngoài và hệ thống xả khí. Cũng cần cân nhắc cách đặt vị trí của khớp nối để dòng không khí bên trong được tạo ra bởi máy khi hoạt động bình thường cho phép hệ thống thoát khí hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY TIỆN Machine tools -- Safety -- Turning machines (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w