Các yêu cầu cụ thể xuất phát từ các nguy hiểm xuất phát từ hư hỏng của mạch điều khiển

Một phần của tài liệu MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY TIỆN Machine tools -- Safety -- Turning machines (Trang 32 - 33)

- TCVN 73021 (ISO 155341); TCVN 73022 (ISO 155342).

5.11 Các yêu cầu cụ thể xuất phát từ các nguy hiểm xuất phát từ hư hỏng của mạch điều khiển

a) Khi xét đến các bộ phận an toàn ở cả phần cứng và phần mềm, đối với các mục đích của tiêu chuẩn này, các bộ phận an toàn của hệ thống điều khiển bao gồm toàn bộ hệ thống từ bộ phận kích hoạt khởi động (thiết bị điều khiển) hoặc thiết bị phát hiện vị trí của điểm đầu vào tới thiết bị hoặc yếu tố chấp hành cuối cùng, ví dụ: động cơ. Các chức năng an toàn của các hệ thống điều khiển sẽ được cài đặt sử dụng các bộ phận an toàn đã thiết kế, chế tạo và áp dụng theo TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:2006) hoặc EN 954-1:1996.

b) Các chức năng an toàn phải thỏa mãn theo các yêu cầu đã cho trong các điều này. Nhà sản xuất phải lựa chọn giữa hai tiêu chuẩn tham khảo cho mỗi chức năng an toàn đã liệt kê trong bảng sau: Nếu áp dụng TCVN 7384-1:2010 (ISO 13849-1:2006), mức đặc tính phải thỏa mãn theo yêu cầu (PLr).

Nếu áp dụng EN 954-1:1996. loại yêu cầu sẽ được thực hiện.

CHÚ THÍCH: Đối với việc xác định mức đặc tính, cũng có thể xem ví dụ tính toán trong Phụ lục F.

Mức độ đặc tính yêu cầu PLr theo ISO 13489-1:2006

Loại yêu cầu theo EN 954- 1:2006 1) Thiết bị khóa liên động liên kết với bộ phận bảo vệ trong các

vùng sau đây, thiết bị bảo vệ nhạy điện (ESPE) hoặc các thiết bị an toàn khác được áp dụng cho

i) Vùng gia công của người vận hành; d loại 3 3

Vùng gia công chỉ dùng cho hoạt động bảo trì; c 1

ii) Các truyền động, các cơ cấu truyền dẫn; c hoặc d1) 1 hoặc 31)

iii) Cơ cấu thay dụng cụ, ổ chứa dụng cụ; d 3

iv) Thiết bị nâng hạ quá trình tháo/lắp phôi; c hoặc d1) 1 hoặc 31)

v) Thiết bị thay pallet; c hoặc d1) 1 hoặc 31)

vi) Hệ thống/ băng tải vận chuyển phoi; c 2

vii) Xâm nhập qua hố móng, cổng của hàng rào quanh máy; c hoặc d1) 1 hoặc 31)

viii) Thiết bị cấp phôi thanh; c 1

ix) Bộ truyền công suất dẫn động cơ khí có khả năng tiếp cận được sự vận hành thông thường đến gần;

c hoặc d2) 1 hoặc 32)

2) Điều khiển giữ-để-chạy; d3) 33)

3) Hệ thống điều khiển có núm xoay điện tử; xem 6) xem 6)

4) Thiết bị cho phép d 3

5) Giám sát tốc độ quay tới hạn của các trục chính [xem 5.8 d)]; d 3 6) Giám sát tốc độ quay tới hạn của các trục chuyển động c 2

thẳng (bao gồm cả núm xoay điện tử);

7) Hệ thống điều khiển của bộ kẹp dụng cụ và kẹp phôi; b 1

8) Dừng khẩn cấp [xem 5.11 c)]; c 2 hoặc 34)

9) Ngăn ngừa nguy hiểm do kẹp tại cửa vận hành có mép bảo

vệ bằng thiết bị bảo vệ nhạy áp suất (PSPD); d 2 hoặc 3

5)

10) Chế độ vận hành lựa chọn chức năng; c 1

11) Dừng an toàn loại 2 theo IEC 61800-5-2:2007; c 2 hoặc 36) 12) Chức năng điều khiển để tránh sự tụt xuống của các trục

thẳng đứng hoặc trục nghiêng; c hoặc d

7) 2 hoặc 37) 13) Chức năng khởi động và khởi động lại [xem 5.8 c)] c 1

14) Khởi động trục chuyển động [xem 5.8 e)] c 1

1) Dựa trên S1 và P1, quyết định F1 và F2 phụ thuộc vào tần số tiếp cận. Nếu tần số này là lớn hơn hoặc bằng 1 lần/giờ, PLr=d hoặc phải được sử dụng loại 3. Nếu tần số này là nhỏ hơn 1 lần mỗi giờ, PLr=c hoặc có thể được sử dụng loại 1.

2) Nếu khả năng tránh rủi ro là gần như không thể (P2, xem F.2) thì việc khóa liên động phải tương ứng PLr = c hoặc loại 1.

3) Nếu PLr = d hoặc loại 3 không được thỏa mãn, phải áp dụng một sự kết hợp giữa điều khiển giữ-để- chạy và cơ cấu cho phép kích hoạt tuân theo Pr = d hoặc loại 3 phải được sử dụng.

4) Nếu chức năng dừng khẩn cấp được cài cứng, phải sử dụng loại 1. Trong trường hợp khác, phải sử dụng loại 3

5) Dựa vào sự đánh giá rủi ro và kể đến khối lượng và tốc độ của cửa.

6) Loại 2 cho di chuyển của các trục và loại 3 cho chuyển động quay của trục chính.

7) Bất cứ khi nào xây ra chuyển động tụt xuống gây nguy hiểm của trục thẳng hoặc trục xiên, thì PLr = c hoặc loại 2 chỉ có thể được lựa chọn nếu có cơ hội thực tế để tránh tai nạn hoặc giảm tối đa ảnh hưởng của tai nạn này; PLr = d hoặc loại 3 có thể được lựa chọn nếu gần như không có cơ hội tránh rủi ro.

c) Dừng khẩn cấp:

1) Các chức năng dừng khẩn cấp sẽ là loại 1 (hoặc loại 0/xác định bằng việc đánh giá rủi ro) và theo IEC 60204-1:2009, 9.2.5.4.2, ISO 12100:2010, 6.3.5.2 và TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006); 2) Một chức năng dừng khẩn cấp sẽ bắt đầu bằng một (hoặc nhiều) thiết bị dừng khẩn cấp theo IEC 60204-1:2009, 10.7 và TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006). Một thiết bị điều khiển dừng khẩn cấp sẽ được cung cấp tại mỗi vị trí của người vận hành bao gồm:

i) Tại bảng điều khiển chính;

ii) Tại mỗi bảng điều khiển cơ động (nếu được cung cấp);

iii) Gần với và ở bên trong hàng rào hoặc ổ chứa dụng cụ (nơi mà cả cơ thể có thể tiếp cận); iv) Khi có một ổ chứa dụng cụ tách biệt với khu vực gia công;

v) Tại trạm của thiết bị nâng hạ trợ giúp cho quá trình lắp và tháo phôi (nếu có bố trí thiết bị nâng hạ và thiết bị này nằm tách biệt với vị trí vận hành chính);

vi) Tại trạm lắp và tháo phôi (nếu có bố trí thiết bị nâng hạ và thiết bị này nằm tách biệt với vị trí vận hành chính).

Một phần của tài liệu MÁY CÔNG CỤ - AN TOÀN - MÁY TIỆN Machine tools -- Safety -- Turning machines (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w