Đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ phi truyền thống ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 FTU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Nhìn chung, chính sách tiền tệ phi truyền thống mà ngân hàng nhà nước thực hiện đã có tác động tích cực đến thị trường tài chính vốn bị hoảng loạn sau các tác động tiêu

cực của cú sốc tài chính quốc tế.

Các chính sách tập trung vào những lĩnh vực và đối tượng cần được quan tâm và tạo điều kiện để phát triển như: lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, người có thu nhập thấp,… Có thể thấy, các chính sách đã được Chính phủ, ngân hàng nhà nước và các Bộ kịp thời ban hành, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế. Nhìn từ góc dộ kinh tế vĩ mô thì việc triển khai của công cụ chính sách tiền tệ phi truyền thống đã giúp cho Chính phủ duy trì được tăng trưởng kinh tế ổn định, kiềm chế lạm phát, đảm bảo tỷ giá ổn định, tạo công ăn việc làm, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện tích cực, an sinh xã hội được duy trì. Chính sách tiền tệ phi truyền thống, trong đó là các chính sách nới lỏng tín dụng cho vay dần trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống chính sách vĩ mô quốc gia. Trong việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm, ngân hàng nhà nước đã đạt được một số mục tiêu cụ thể như: ngân hàng hạn chế được tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại hối với tỷ giá biến đổi theo ngày và giao dịch kỳ hạn., hỗ trợ cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Đồng thời, việc thực hiện chính sách hiệu quả cũng giúp các

ngân hàng thương mại chủ động hơn trong giao dịch ngoại tệ và khuyến khích các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp tích cực sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tỷ giá.

Tuy nhiên, các chính sách được ban hành vẫn còn tồn tại điểm hạn chế, chưa đảm bảo

tính đồng nhất và chỉ có thể áp dụng khi công cụ của chính sách tiền tệ truyền thống hoạt động kém hiệu quả và không thể áp dụng tronng thời gian quá lâu.Thứ nhất là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ban, ngành với ngân hàng nhà nước, trong

khi phần lớn các quy định về các đối tượng được hưởng lãi suất ưu đãi phụ thuộc vào sự điều chỉnh của các cơ quan khác mà không hoàn toàn nằm trong sự điều hành của ngân hàng nhà nước. Các biện pháp nới lỏng của ngân hàng nhà nước đưa ra đều tập tập trung vào việc giảm lãi suất cho các ngành, các khu vực trọng điểm, thực hiện áp lãi suất trần và lãi suất tái cấp vốn nhằm khuyến khích nguồn vốn chảy vào. Nhưng tăng trưởng tín dụng lại kém nhạy cảm với lãi suất. Có nghĩa, lãi suất cao, ccasc doanh nghiệp vẫn tìm mọi cách để vay vốn ngân hàng. Thứ hai, các gói tín dụng chưa đạt hiệu quả là bởi tâm lý e dè từ chính những người đi vay, những nhà đầu tư do lo ngại sự bấp bênh, rủi ro từ việc đi vay trong các thị trường.

Bài học rút ra từ việc áp dụng chính sách tiền tệ phi truyền thống là cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển nhằm tăng tính khả thi của các biện pháp phi truyền thống.Vì điều này sẽ giúp ngân hàng nhà nước có thêm công cụ và kênh dẫn truyền vốn, tạo tính lưu thông cho nguồn vốn tín dụng cho vay. Do đó, để nâng cao tính hiệu quả của chính sách tiền tệ phi truyền thống thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải thực thi chính sách linh hoạt kết hợp với những chính sách tài khoá, chính sách thu nhập và chính sách đối ngoại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 FTU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)