Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả và có biện pháp điều chỉnh cho phù

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 FTU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

phù hợp

Chính sách nới lỏng tín dụng trong những năm qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, giúp người dân đô thị có thu nhập trung bình và thu nhập thấp có nhà ở, giúp ngư dân vươn khơi bám biển,…Tuy nhiên, việc triển khai chính sách vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắc mà khi thiết kế chính sách đã không lường trước hết được:

+ Vốn vay không đến đúng đối tượng như mong đợi của chính sách: có nhiều hộ

gia đình, DN và đơn vị không đủ điều kiện được hưởng chính sách ưu đãi nhưng vẫn cố tình thay đổi điều kiện để tiếp cận vốn vay nhằm trục lợi khi các cơ quan kiểm tra, thẩm định không kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

tín dụng cho khu vực NN & NT đã có những trường hợp vốn vay được hộ nông dân sử dụng vào mục đích chi tiêu, giải quyết khó khăn đột xuất,…thay vì sử dụng để sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, có những khoản vay không phải thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay, không có ràng buộc về trách nhiệm pháp lý khiến người đi vay không có áp lực sử dụng vốn vay đúng mục đích để tăng thêm thu nhập và trả nợ.

+ Vốn vay có thể bị sử dụng kém hiệu quả. Các hộ nông dân, ngư dân với trình

độ còn hạn chế, thường thiếu kiến thức về sản xuất, kinh doanh, cách thức làm việc kém chuyên nghiệp và không khoa học nên làm ăn hay bị thua lỗ dẫn đến nguy cơ mắc nợ xấu cao.

Để đảm bảo dòng tiền tín dụng hướng đến đúng nơi, được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao, NHNN cần:

 + Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng của các TCTD.

+ Các TCTD cần xây dựng quy trình và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của người vay; phát hiện kịp thời các khoản nợ quá hạn, nợ xấu ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng; thực hiện cảnh báo sớm rủi ro cho người vay. Trên cơ sở kết quả kiểm tra và giám sát, cần có đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót và có kiến nghị đề xuất kịp thời để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

3.2.4. Kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ khác

Công cụ CSTT phi truyển thống NHNN Việt Nam sử dụng thời gian qua là chính

sách nới lỏng tín dụng. Chính sách này đã giúp một số khu vực và thị trường phục

hồi và tiếp tục phát triển sau khủng hoảng kinh tế. Song để CSTT phi truyền thống phát huy hiệu quả hơn nữa thì nên kết hợp với một số giải pháp hỗ trợ sau:

Thứ nhất, cần nâng cao mức an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng để cung

cấp tín dụng cho nền kinh tế thông qua việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu. Muốn vậy, NHNN cần chỉ đạo hệ thống các TCTD tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp điều hành cũng như chấn chỉnh hoạt động của các TCTD như:

dụng, kiểm soát và giảm tín dụng trong những lĩnh vực rủi ro để chủ động kiểm soát nợ xấu phát sinh.

+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho quá trình đánh giá, kiểm soát, xử lý nợ xấu như các chuẩn mực mới về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các tỷ lệ, giới hạn an toàn hoạt động của TCTD, quy định về ủy thác, nhận ủy thác theo hướng phù hợp hơn với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế, từ đó, tạo nền tảng cho các TCTD hoạt động an toàn hơn và thúc đẩy xử lý nợ xấu, cơ cấu lại theo các mục tiêu, định hướng đề ra.

+ Yêu cầu các TCTD tăng cường công tác xử lý nợ xấu chủ yếu thông qua giảm lợi nhuận, giảm chia cổ tức cho các cổ đông để tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro xử lý các khoản nợ xấu phát sinh, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), bán nợ xấu cho các cá nhân và tổ chức khác.

Thứ hai, cần nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng

khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, có chức năng huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho DN, các tổ chức kinh tế hoặc Chính phủ để phát triển sản xuất và thực hiện các dự án đầu tư. Đây là kênh huy động nguồn vốn dài hạn cho các DN trong nền kinh tế. Do vậy, hệ thống các NHTM vẫn là kênh cung cấp vốn chính (cả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn) cho nền kinh tế. Việc mở rộng thị trường chứng khoán giúp NHNN có thêm công cụ và kênh truyền dẫn để điều hành CSTT, giảm bớt sự phụ thuộc vào các cơ quan khác. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng CSTT phi truyền thống tại các quốc gia phát triển cho thấy, thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm tăng tính khả thi của các biện pháp phi truyền thống. Chính vì vậy, muốn CSTT phi truyền thống phát huy hiệu quả, cần phải nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán.

Thứ ba, tăng cường thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như đầu tư trực tiếp (FDI),

vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Hiện nay, nguồn vốn cần cho nhu cầu phát triển các lĩnh vực ưu tiên ở Việt Nam là rất lớn, trong khi nguồn lực trong nước có hạn, vì vậy thu hút nguồn vốn thêm từ bên ngoài là giải pháp tối ưu. Xu hướng toàn

cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp đẩy nhanh dòng lưu chuyển vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn FDI. Với lợi thế về nguồn vốn, về khoa học và công nghệ cũng như kinh nghiệm và trình độ quản lý, dòng vốn FDI được kỳ vọng giúp các nền kinh tế phát triển hơn, đặc biệt là đối với các nước đang và kém phát triển. Thực tế cho thấy, dòng vốn FDI vào lĩnh vực ưu tiên còn rất hạn chế.

Để tăng tỷ trọng vồn FDI và ODA vào các lĩnh vực ưu tiên, cần:

 + Nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các vùng khó khăn, kém hấp dẫn.

+ Có các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA để tạo tiền đề thu hút

FDI, bởi vì, các dự án ODA sẽ giải quyết các khó khăn về cơ sở hạ tầng và những khó khăn sơ cấp nảy sinh trong quá trình sản xuất, qua đó giúp nhà đầu tư FDI hạn chế được các chi phí giao dịch và tập trung nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng & Trần Quang Thanh (2018). Chính sách tiền tệ phi truyền thống: Bài học từ ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, 77.

2. Chính sách kinh tế Nhật Bản: Lãi suất âm có lợi hay có hại? (13/05/2016),

https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhan-dinh-du-bao/chinh-sach-kinh-te-nhat- ban-lai-suat-am-co-loi-hay-co-hai-107500.html, thời gian truy cập 25/05/2021. 3. Hồ Mai (14/03/2016). Nhìn lại một tháng áp dụng lãi suất âm của Nhật Bản,

VietnamFinance, https://vietnamfinance.vn/nhin-lai-mot-thang-ap-dung-lai-suat-am-

cua-nhat-ban- 20160314111055475.htm.

4. Trần Hưng & Ánh Tuyết (08/12/2009), Khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, Báo Nhân dân điện tử,

https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/18531102-.html, truy cập ngày 02/01/2020.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô 2 FTU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)