Hệ số an toàn riêng phần đối với các vật liệu không có sẵn mã thiết kế đã được công nhận

Một phần của tài liệu TUABIN GIÓ - PHẦN 1: YÊU CẦU THIẾT KẾ Wind turbines - Part 1: Design requirements (Trang 33 - 34)

7 Thiết kế về kết cấu 1 Quy định chung

7.6.2.2Hệ số an toàn riêng phần đối với các vật liệu không có sẵn mã thiết kế đã được công nhận

xuyên không thuận lợi và γf = 0,9 đối với các tải thường xuyên thuận lợi được áp dụng cho các tải nền móng, lấp đất và đắp nổi. Nếu có thể được chứng minh bằng quản lý chất lượng và giám sát chất lượng tương ứng rằng mật độ vật liệu nền móng quy định trong tài liệu thiết kế được đáp ứng tại chỗ thì hệ số an toàn từng phần đối với tải nền móng thường xuyên γf = 1,0 có thể được sử dụng cho các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực của đất và nền móng. Nếu việc đắp nổi được tính bằng mực nước địa hình, thì có thể áp dụng hệ số an toàn từng phần cho việc đắp nổi là γf = 1,0.

Một cách khác, kiểm tra khả năng chịu lực của đất và nền móng có thể dựa trên hệ số an toàn từng phần γf = 1,0 cho cả tải thường xuyên thuận lợi và không thuận lợi và kiểm tra tính ổn định tổng thể có thể dựa trên hệ số an toàn từng phần γf = 1,1 cho các tải thường xuyên không thuận lợi và γf = 0,9 cho các tải thường xuyên thuận lợi, sử dụng trong mọi trường hợp các ước lượng bảo toàn của khối lượng hoặc mật độ xác định là các điểm phân vị 5 %/95 %. Điểm phân vị giới hạn dưới được sử dụng khi tải là thuận lợi. Điểm phân vị giới hạn trên được sử dụng khi tải là không thuận lợi.

Sử dụng các hệ số an toàn từng phần cho các tải đối với các tình huống thiết kế bình thường và bất thường quy định trong Bảng 3 đòi hỏi mô hình tính toán tải được kiểm tra xác nhận bằng các phép đo tải. Các phép đo này phải được thực hiện trên tuabin gió tương tự như thiết kế tuabin gió đang xét về mặt đáp ứng khí động học, điều khiển và động học.

7.6.2.2 Hệ số an toàn riêng phần đối với các vật liệu không có sẵn mã thiết kế đã được công nhận nhận

Các hệ số an toàn riêng phần của các vật liệu phải được xác định liên quan đến sự đầy đủ của dữ liệu thử nghiệm của các thuộc tính vật liệu sẵn có. Giá trị của hệ số an toàn từng phần tổng quát của các vật liệu, γM, thể hiện sự thay đổi vốn có của tham số độ bền phải là

γm ≥ 1,1 (32)

Khi áp dụng cho các thuộc tính vật liệu đặc trưng có xác suất tồn tại 95 %, p, với giới hạn độ tin cậy 95 %12. Giá trị này áp dụng cho các thành phần có hoạt tính động dễ uốn13 mà hỏng chúng có thể dẫn đến hỏng bộ phận chính của tuabin gió, ví dụ cột tháp hình ống được hàn, kết nối mặt bích cột tháp, khung máy được hàn hoặc các kết nối cánh. Các kiểu hỏng hóc có thể bao gồm:

- độ võng của các vật liệu dễ uốn;

- gãy bu lông trong kết nối bằng bu lông có số lượng bu lông đủ lớn để cung cấp 1/γm độ bền sau sự cố của một bu lông duy nhất.

12 Các tham số độ bền đặc trưng cần được chọn là các phân vị 95 % (được xác định với độ tin cậy 95 %) hoặc giá trị chứng nhận cho vật liệu có các quy trình đã được thiết lập để thử nghiệm các mẫu đại diện.

13 Hành vi dễ uốn không chỉ là các vật liệu dễ uốn mà còn có các thành phần đáp ứng như các vật liệu dễ uốn, do, ví dụ như sự thừa bên trong.

Đối với các thành phần kết cấu/cơ khí "hỏng không an toàn" có đáp ứng không dễ uốn mà hỏng các thành phần này sẽ nhanh chóng dẫn đến hỏng bộ phận chính của tuabin gió, hệ số an toàn chung của các vật liệu phải không nhỏ hơn:

- 1,2 đối với độ uốn tổng thể của các vỏ uốn cong ví dụ như các cột tháp hình ống và các cánh, và - 1,3 đối với nứt vỡ do vượt quá độ bền kéo hoặc nén.

Để rút ra các hệ số an toàn từng phần tổng thể của vật liệu từ hệ số tổng thể này, cần phải tính đến các hiệu ứng tỷ lệ, dung sai và suy giảm do các hoạt động bên ngoài, ví dụ như bức xạ tia cực tím hoặc độ ẩm và các sai hỏng mà thường không được phát hiện.

Các hệ số an toàn từng phần đối với các hậu quả sự cố: Thành phần loại 1: γn = 0,9

Thành phần loại 2: γn = 1,0 Thành phần loại 3: γn = 1,3

Một phần của tài liệu TUABIN GIÓ - PHẦN 1: YÊU CẦU THIẾT KẾ Wind turbines - Part 1: Design requirements (Trang 33 - 34)