Các hạn chế của điều tiết và quy định khu vực tài chính

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GVHD : TS. DIỆP GIA LUẬT (Trang 31)

2.1.Quy định tài chính và các hạn chế

Hệ thống tài chính là khu vực bị điều hành nặng nề nhất trong nền kinh tế và ngân hang là ngành bị điều hành nặng nề nhất trong hệ thống tài chính. Trong phần này, nhóm sẽ giới thiệu chín biện pháp điều hành ngân hàng cơ bản của chính phủ ở nhiều nước. Đó là: mạng lưới đảm bảo an toàn của chính phủ, hạn chế về nắm giữ tài sản, yêu cầu về vốn, sửa sai kịp thời, cấp phép và kiểm tra, đánh giá quản lý rủi ro, công khai thông tin, bảo vệ người tiêu dùng và hạn chế về cạnh tranh. Bây giờ chúng ta hãy lần lượt xem xét các biện pháp này.

2.2.Mạng lưới đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia

Mạng lưới an toàn chính phủ có thể hiểu là một dạng bảo hiểm tiền gửi. Một mạng lưới đảm bảo an toàn của chính phủ cho người gửi tiền có thể giải quyết được tình trạng đổ xô đến ngân hàng rút tiền ra và hoảng loạn ngân hàng khi có dấu hiệu bất bình thường nào đó. Đồng thời, thông qua việc tạo ra sự bảo hộ cho người gửi tiền, nó có thể làm cho mọi người bớt ngần ngại trong việc bỏ vốn vào hệ thống ngân hàng.

Hạn chế nghiêm trọng nhất của mạng lưới đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia bắt nguồn từ rủi ro đạo đức, tức động cơ của một bên giao dịch trong việc tham gia vào những hoạt động có hại cho bên kia. Bởi vì sự tồn tại của bảo hiểm làm tăng động cơ thực hiện các hoạt động mạo hiểm để nhận được tiền bảo hiểm. Với một mạng lưới an toàn người gửi tiền biết rằng họ sẽ không bị thiệt hại nếu ngân hàng sụp đổ, vì vậy họ không áp đặt kỷ luật của thị trường đối với các ngân hàng bằng cách rút tiền khi họ nghi ngờ rằng ngân hàng đó đang cho vay quá mạo hiểm. Hậu quả là, các ngân hàng được hưởng mạng lưới an toàn của chính phủ có động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn mức bình thường.

2.3. Hạn chế giữ tài sản

Các biện pháp điều hành ngân hàng nhằm hạn chế việc ngân hàng nắm giữ các tài sản rủi ro như cổ phiếu phổ thông là công cụ trực tiếp buộc ngân hàng tránh những hoạt động có quá nhiều rủi ro. Chúng cũng khuyến khích ngân hàng đa dạng hóa và làm giảm rủi ro bằng cách giới hạn mức cho vay đối với một cá nhân hay một nhóm người nhất định.

Với việc mở rộng mạng lưới an toàn chính phủ trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, dường như các định chế tài chính phi ngân hàng có thể phải đối mặt với các hạn chế lớn hơn đối với phần tài sản rủi ro. Tuy nhiên, có nguy cơ là những hạn chế này có thể trở nên quá nặng nề đến nỗi tính hiệu quả của hệ thống tài chính sẽ bị ảnh hưởng.

2.4.Các yêu cầu về vốn

Ngân hàng cũng có thể yêu cầu về vốn. Yêu cầu về việc ngân hàng có đủ vốn chủ sở hữu là một cách khác deader làm cho ngân hàng có động cơ chấp nhận mức rủi ro thấp hơn. Khi buộc phải nắm giữ một số vốn sở hữu lớn, các ngân hàng sẽ mất nhiều hơn khi bị sụp đổ và điều này làm cho họ có động cơ theo đuổi những hoạt động ít rủi ro hơn.

Yêu cầu về vốn của ngân hàng thường được đặt ra dưới hai hình thức. Hình thức thứ nhất dựa trên cái gọi là tỷ lệ đòn bẩy, thường được tính bằng cách lấy số vốn sở hữu chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Để được coi là có vốn hóa tốt, tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng phải cao hơn 5%. Ngoài ra Hiệp ước Basel còn qui định hình thức thứ hai của yêu cầu về vốn: yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro. Hiệp ước Basel yêu cầu các ngân hàng phải nắm giữ ít nhất 8% vốn trên tài sản rủi ro của họ, được 100 nước thông qua. Hiệp ước Basel sửa đổi về rủi ro thị trường năm 1996 quy định mức tối thiểu của vốn đối với rủi ro ở các tài khoản giao dịch của ngân hàng.

Qua thời gian, những hạn chế của Hiệp ước Basel trở nên rõ ràng, bởi vì thước đo rủi ro của ngân hàng được quy định bởi tỉ lệ nợ có thể khác nhau đáng kể từ rủi ro thực tế mà ngân hàng gặp phải. Hiệp ước Basel vì thế có thể dẫn đến rủi ro tăng cao, thay vì giảm rủi ro như ý định của nó.

2.5.Sửa sai kịp thời

Một ngân hàng không đảm bảo về vốn có nhiều khả năng thất bại và tham gia vào các hoạt động nguy hiểm.

Ví dụ: Vốn được đảm bảo, Ngân hàng cho phép một số hoạt động rủi ro. Tuy nhiên, một ngân hàng không đảm bảo về vốn phải gửi một kế hoạch phục hồi vốn, hạn chế sự phát triển tài sản, và tìm kiếm các phê duyệt quy định để mở chi nhánh mới.

Tháng 6 năm 1999, Ủy ban Basel đề xuất nhiều cải cách để phù hợp ban đầu của Basel, với các thành phần sau:

- Liên kết yêu cầu về vốn cho các rủi ro thực tế cho các ngân hàng quốc tế lớn - Các bước để tăng cường quá trình giám sát

- Hệ thống mới dường như khá phức tạp, và thực hiện đã bị trì hoãn nhiều năm.

- Chỉ có Hoa Kỳ ngân hàng lớn nhất sẽ phải chịu Basel 2. Các ngân hàng Mỹ khác sẽ làm theo một tiêu chuẩn đơn giản.

2.6.Thanh tra tài chính : cấp phép và kiểm tra

Việc kiểm tra xem ai là người quản lý ngân hàng và họ quản lý như thế nào được gọi là giám sát ngân hàng. Thông qua qui trình cấp phép, người ta sàng lọc khuyến nghị thành lập các ngân hàng mới để ngăn không cho những kẻ phiền phức quản lý ngân hàng.

Giám sát tại chỗ, ví dụ thông qua các biện pháp để kiểm tra xem ngân hàng có tuân thủ các yêu cầu về vốn và những hạn chế về nắm giữ tài sản không, cũng giúp các nhà giám sát hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức. Các nhà giám sát thanh tra và giám sát ngân hàng theo chuẩn CAMELS cho một ngân hàng (hệ thống đánh giá tình trạng dựa trên 6 tiêu chí: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và mức thanh khoản của tổ chức tài chính). Nhờ thông tin này về hoạt động của một ngân hàng, nhà điều hành có thể đưa ra các biện pháp điều hành có hiệu lực bằng cách áp dụng những biện pháp chính thức như yêu cầu tạm dừng hoạt động để làm thay đổi hành vi của ngân hàng, thậm chí ra quyết định đóng cửa ngân hàng nếu xếp hạng CAMELS của nó thấp hơn mức quy định.

Định kỳ báo cáo (gọi báo cáo) và thường xuyên kiểm tra (đôi khi đột xuất) cho phép điều chỉnh các nguy hiểm. Nếu sau khi kiểm tra, giám sát viên cảm thấy nó không đủ vốn hoặc tham gia vào các hoạt động sai trái, ngân hàng có thể bị tuyên bố là một "ngân hàng có vấn đề" và có thể kiểm tra thường xuyên hơn.

2.7.Đánh giá quản lý rủi ro.

Các kỳ kiểm tra trong quá khứ tập trung chủ yếu vào chất lượng bảng cân đối kế toán tại một thời điểm và vào việc tìm hiểu xem ngân hàng có tuân thủ yêu cầu về vốn hoặc những hạn chế về nắm giữ tài sản không. Tuy nhiên cách làm này không còn thích hợp với thế giới hiện tại nữa. Một ngân hàng hoàn toàn lành mạnh tại một thời điểm có thể nhanh chóng bị đẩy vào tình trạng mất khả năng thanh toán do kinh doanh thua lỗ.

Do đó, xu hướng mới là đánh giá sự lành mạnh của quá trình quản lý xét theo phương diện rủi ro. Giờ đây các nhà kiểm tra ngân hàng đã đưa ra hệ thống xếp hạng quản lý rủi ro riêng từ 1 đến 5, tương thích với hệ thống quản lý nói chung và là một bộ phận của chuẩn CAMELS.

Bốn yếu tố của quản lý rủi ro và kiểm soát:

- Chất lượng của Hội đồng quản trị cấp cao và cán bộ quản lý cấp cao

- Tính thích hợp của các chính sách và hạn chế các hoạt động rủi ro

- Chất lượng của việc đo lường và giám sát rủi ro

- Tính thích hợp của các biện pháp kiểm soát nội bộ để ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, gian lận của các nhân viên.

2.8.Yêu cầu công khai thông tin

Thông tin tốt hơn có thể làm giảm vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.

Để đảm bảo có được thông tin tốt hơn cho người gửi tiền và thị trường nói chung, các nhà điều hành yêu cầu ngân hàng tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán nhất định và công bố một loạt thông tin giúp thị trường đánh giá đúng chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng và mức rủi ro mà ngân hàng phải chịu, qua đó ngăn ngừa được tình trạng chấp nhận rủi ro quá cao.

2.9.Bảo vệ người tiêu dùng

Yêu cầu tất cả những người cho vay, không phải chỉ có ngân hàng, phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về chi phí vay nợ, bao gồm lãi suất chuẩn hóa và tổng các khoản chi phí tài chính được tính vào tiền vay.

Ngoài ra một số đạo luật khác cấm người cho vay phân biệt đối xử về chủng tộc, giới, tình trạng hôn nhân, độ tuổi hoặc nguồn gốc quốc tịch; hay yêu cầu ngân hàng phải chứng tỏ rằng mình sẵn sàng cho vay ở tất cả các khu vực mà họ nhận tiền gửi. Và nếu ngân hàng bị phát hiện là không tuân thủ đạo luật này, nhà điều hành có thể cự tuyệt đơn xin sáp nhập thiết lập chi nhánh hay mở rộng hoạt động kinh doanh của họ.

2.10.Hạn chế đối với cạnh tranh

Sự gia tăng cạnh tranh cũng có thể làm tăng động cơ chấp nhận rủi ro cao hơn của ngân hàng, tức làm nảy sinh vấn đề suy giảm đạo đức. Khi thấy lợi nhuận của mình giảm sút do cạnh tranh tăng lên, các ngân hàng có thể chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Do đó chính phủ nhiều

nước đã thể chế hóa các biện pháp bảo vệ ngân hàng chống lại sự cạnh tranh. Chẳng hạn, hạn chế thành lập chi nhánh, ngăn ngừa các tổ chức phi ngân hàng cạnh tranh với ngân hàng thông qua việc tham gia vào hoạt đồng kinh doanh ngân hàng (tuy nhiên đạo luật này đã bị bãi bỏ vào năm 1999).

Tuy vậy, các biện pháp hạn chế cạnh tranh cũng có nhiều nhược điểm nghiêm trọng. Chúng dẫn đến các khoản lệ phí cao đối với người tiêu dùng và làm giảm hiệu quả của các tổ chức ngân hàng do không phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó những năm gần đây chính phủ ở các nước công nghiệp không còn hăng hái hạn chế cạnh tranh như trước.

3.Những bất cập, hạn chế của hệ thống giám sát ngân hàng Việt Nam

3.1.Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Từ ngày 30 tháng 7 năm 2009 Ngân Hàng Nhà nước đã chính thức công bố quyết định thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Cơ quan được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc NHNN bao gồm: Thanh tra, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác và trung tâm phòng chống rửa tiền. Thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc cải tổ đáng kể của NHNN nhằm tăng cường khả năng thanh tra, giám sát hệ thống các TCTD. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là cơ quan thường trực của NHNN thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu giúp Thống dốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng chống rửa tiền theo quy định của Pháp luật.

3.2. Những bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện tại

Trước sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra hết sức mãnh liệt ở tất cả các quốc gia trên thế giới, thì hệ thống giám sát tài chính hiện tại của Việt Nam đang nổi lên một số vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất: chưa có những quy định rõ ràng về quyền hạn và chức năng xử lý của từng bộ phận

Mục tiêu của hệ thống thanh tra giám sát là nhằm đảm bảo cho sự duy trì ổn định, phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người gửi tiền. Để đạt được các mục tiêu này, các cơ quan thanh tra, giám sát thường sử dụng các công cụ như: Công cụ quản lý, công cụ giám sát, công cụ “kỷ luật thị trường”, …Các công cụ, chức năng và phạm vi hoạt động của từng cơ quan giám sát phải được quy định rõ trong luật, tạo tiền đề cho hoạt động giám sát có hiệu quả, không chồng chéo.

Thực tế hiện nay, khung pháp lý cho hoạt động thanh tra giám sát chủ yếu dựa trên các luật sau:

- Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD - Luật thanh tra

- Luật chứng khoán

- Luật kinh doanh bảo hiểm

- Hệ thống văn bản dưới luật, quy định cụ thể các hoạt động giám sát cho từng lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, Bảo hiểm

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khu vực tài chính ngân hàng, những nguồn luật trên thể hiện những bất cập, cần phải được bổ sung, làm mới nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh tra giám sát. Cụ thể là:

Chưa có một luật thanh tra giám sát chuyên ngành quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và cách thức hoạt động các các cơ quan giám sát. Và đặc biệt để làm rõ cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ Tài chính, Bảo hiểm tiền gửi, và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG).

- Các cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra truyền thống bỏ sót nhiều lĩnh vực hoạt động, dịch vụ, sản phẩm mới của các tổ chức tài chính, đặc biệt là những sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự kết hợp giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau.

- Kiểm soát rủi ro các tập đoàn tài chính, cho đến thời điểm này, chưa có một quyết định rõ ràng cho phép một cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra các tập đoàn tài

chính trên cơ sở hợp nhất. Thực tế, nhiệm vụ kiểm soát rủi ro chung này, tạm thời được coi là thuộc chức năng của UBGSTCQG. Tuy nhiên cơ quan này lại không có chức năng giám sát từng định chế tài chính mà chỉ là tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong giám sát tổng thể thị trường tài chính.

Thứ hai: hiệu quả giám sát của các cơ quan thanh tra giám sát còn thấp

Ngoài những bất cập về cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh tra giám sát, hoạt động thanh tra, cả giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, có hiệu quả rất thấp bởi nhiều nguyên nhân:

- Công nghệ thu thập thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa rất lạc hậu. Trong khi, hoạt động giám sát tài chính lại phụ thuộc rất nhiều về khả năng thu thập thông tin. Để hoạt động giám sát có hiệu quả hơn, ít nhất phải có một hệ thống thông tin quản lý có khả năng cập nhật thông tin từ cơ sở đến cơ quan giám sát một cách nhanh chóng và chính xác.

- Chưa có một quy định chung về cách thức giám sát cho cả hệ thống tài chính. Hiện nay, Cơ quan thanh tra giám sát đã áp dụng chỉ tiêu CAMELS trong hoạt động giám sát từ xa. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chỉ mang tính định lượng chỉ áp dụng cho khu vực ngân hàng.

- Chưa thiết lập các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô (cho cả hệ thống) và

Một phần của tài liệu LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI: ĐIỀU TIẾT VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH GVHD : TS. DIỆP GIA LUẬT (Trang 31)