Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KIẾN THỨC cơ bản địa lý 12 (Trang 42 - 43)

- Cà phê:

+ Cây quan trọng nhất.

+ diện tích: 450.000 ha chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

+ Phân bố: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum,… Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng cafê

lớn nhất nước. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng cả trong và ngoài nước. - Chè:

+ Được trồng ở các cao nguyên cao hơn (Lâm Đồng, Gia Lai). Lâm đồng là tỉnh

có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

+ Nổi tiếng với các vùng chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai). Bên cạnh đó

đã phát triển các nhà máy chế biến chè Bảo Lộc (Lâm Đồng), Biển Hồ (Gia Lai). - Cao

su: Vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, trồng chủ yếu ở các vùng khuất

gió như tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc.

- Dâu tằm: Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước (Cao nguyên Di Linh - Lâm

Đồng), ở đây có các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu.

- Các cây công nghiệp khác là hồ tiêu, bông cũng phát triển khá tốt.

=> Kết quả: Thu hút lao động, tạo tập quan sản xuất mới.

* Giải pháp:

- Ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng hợp lý đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng

mới. - Tăng cường thủy lợi (các công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện).

- Năng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông đặc biệt ở các tuyến đường 14,

19, 26. - Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật.

- Hoàn thiện, quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Thu hút vốn đầu tư nước

ngoài - Đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG KIẾN THỨC cơ bản địa lý 12 (Trang 42 - 43)