III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK
2. Kết quả nghiên cứu
- Kết quả về nhận thức: Chúng tôi đã tiến hành thông qua bài kiểm tra sau khi dạy thự nghiệm. Kết 1ủa như sau: Tỉ lệ học sinh điểm khá và giỏi chiếm 75.5 %, tỉ lệ điểm trung bình chiếm 24.3 %. Không có học sinh có điểm Yếu – Kém.
- Kết quả về mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm: tỉ lệ học sinh thích học khi học tác phẩm chiếm 83.7 %.
2.1. Tính mới của đề tài
Về lý luận: Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn
lớp 10 nói riêng và bộ môn Ngữ văn cấp THPT nói chung về khai thác và sử dụng kênh ảnh, video trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay.
Về thực tiễn: Đi sâu vào vấn đề khai thác và sử dụng kênh ảnh, video thông
qua giảng dạy bộ môn mình phụ trách, tôi muốn đưa ra một số giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy tại trường THPT X với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện mục tiêu của ngành giáo dục: nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục học sinh
2.2. Tính khoa học
Việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh. Các em sẽ tích cực hơn, thích phát biểu bài, theo dõi bài chăm chú hơn, ghi chép cẩn thận hơn vì có những mẫu quan sát trực quan.
2.3. Tính hiệu quả
Có thể coi việc sử dụng kênh ảnh, video dạy học là một trong những biện pháp hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy giờ học Ngữ văn. Các giáo viên hoàn toàn có khả năng tự làm được các đồ dùng phục vụ giảng dạy trên giấy Trôki, bìa cứng, bảng viết.... mà không cần phải sử dụng những phương tiện giảng dạy hiện đại tốn kém. Vấn đề là ở chỗ cần có kế hoạch làm và sử dụng kênh ảnh, video trong dạy học một cách thường xuyên, để ngày càng phát huy hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói riêng cũng như các bộ môn khác trong nhà trường nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà cá nhân tôi đã đúc rút qua quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Vì thế, khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đuợc những ý kiến đóng góp của các bậc tiền bối và các Thầy cô giáo.