Vận dụng ca dao, tục ngữ minh họa về nhận thức và thực tiễn

Một phần của tài liệu Triết luận trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 36 - 39)

B. NỘI DUNG

4.3. Vận dụng ca dao, tục ngữ minh họa về nhận thức và thực tiễn

Thông qua các hoạt động thực tiễn, con người đã nhận thức được thế giới tự nhiên, đời sống, mội quan hệ,… Trong quá trình nhận thức, đôi lúc, con người sẽ mắc phải một số sai lầm. Tuy nhiên, nhờ quá trình không ngừng tìm tòi và trải nghiệm, con người vẫn cố gắng tìm tới chân lí đúng đắn. Chân lí đó có thể đúng trong một thời điểm, một giai đoạn của quá trình nhận thức nhưng cũng có thể là chân lí, là bài học muôn đời cho thế hệ sau. Ví dụ như bài ca dao sau:

“Anh tưởng giếng nước sâu, Anh nối sợi gầu dài,

Ai ngờ giếng nước cạn, Anh tiếc hoài sợi dây.”

Hay như, người Việt quan niệm học để làm người nên việc học tập phải xảy ra suốt đời. Ngoài ra, quan niệm tiến bộ về nhận thức cũng cho rằng, nếu chúng ta cần cù, chịu khó, miệt mài học tập sẽ hiểu biết được nhiều kiến thức, mở mang đầu óc, tư duy.

“Học khôn học đến chết, học nết học đến già”. “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”

“Cần cù bù thông minh”

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Người Việt còn có quan niệm rằng, quá trình nhận thức của con người cũng chỉ mạng tính chất tương đối. Con người có lúc này, lúc kia, không ai là hoàn hảo. Vì vậy, không nên đánh giá con người một cách toàn bích, bất biến.

“Thánh cũng có khi nhầm” “Non cao cũng có người trèo,

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.” “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”

Người lao động luôn có một tinh thần lạc quan, tinh tưởng vào tương lai. Họ quan niệm không có cái gì là con người không làm được.

Ai ơi đã quyết thi hành,

Đã đẵn thì vác cả cành lẫn cây.

Khi đã làm thì kiên quyết không dao động, quyết làm cho bằng được. Đó là một đức tính cần cù, chịu khó, kiên trì rất đáng khâm phục.

Lên non mới biết non cao,

Lội sống mới biết sông nào cạn sâu.

Tuy nhiên, khi làm việc, không phải người lao động nói cho hay, cho vui, cho thuận lời đối đáp mà họ luôn nhận thức sự vật từ thực tiễn. Thông qua các hoạt động lao động, sản xuất để tìm ra chân lí. Trong nhận thức phải lấy thực tiễn làm thước đo chân lý. Nhận thức dựa vào thực tiễn, tôn trọng thực tiễn.

Có thực mới vực được đạo; Có bột mới gột nên hồ.

Trăm hay không bằng tay quen;

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Trong mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức, thực tiễn đóng vai trò quyết định. Mục đích của nhận thức là để phục vụ thực tiễn. Trong nền nông nghiệp lúa nước, học tập là để có tri thức ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động.

Như vậy sưu tầm và vận dụng ca dao, tục ngữ là một phương pháp, cách thức liên hệ thực tiễn hết sức sống động, dễ đi vào lòng người trong dạy học Triết học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Triết học hiện nay.

KẾT LUẬN

Tục ngữ, ca dao thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Việt Nam từ xa xưa. Đó là một sự phản ánh chân thực về cuộc sống với những ngôn từ dung dị, mộc mạc, quen thuộc với người lao động. Trong ca dao, tục ngữ, tư duy triết học được hình thành từ sự thể hiện tình cảm, thể hiện thế giới nội tâm bằng nghệ thuật của ngôn từ, bằng hình ảnh để tạo nên các triết lý sâu sắc.

Thực tế lịch sử đã chứng minh, các tác phẩm tục ngữ, ca dao có sức sống trường cửu vì đấy là sự phản ánh khái quát đời sống xã hội và có tác dụng giáo dục, hướng thiện… cho con người. Đọc các câu tục ngữ, ca dao nhiều người chúng ta có cảm giác như cha ông ta đang để lại các tác phẩm kể về cuộc đời của chính họ. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam là những kinh nghiệm cha ông ta đã đúc kết được về sinh mệnh con người, về mục đích và lẽ sống của con người trong xã hội, về những ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội.

Tục ngữ, ca dao là một bộ phận đồng thời là chỉ báo tin cậy phản ánh sự phát triển phong phú về đời sống tinh thần của người Việt Nam từ trong lịch sử xa xưa đến tận ngày nay. Bằng nghệ thuật ngôn từ trau chuốt, sâu sắc nhưng dung dị, mộc mạc, quen thuộc với người nông dân, ca dao, tục ngữ, và triết lý nhân sinh chứa đựng trong đó đã thực sự là vũ khí tinh thần sắc bén, là những chỉ dẫn thế giới quan và nhân sinh quan sáng suốt, định hướng con người sống, lao động, sáng tạo và yêu thương… trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Ngày nay, triết lý nhân sinh trong ca dao tục ngữ vẫn là hành trang đắt giá của không ít người trong xã hội hiện đại.

Với tiểu luận này, tác giả muốn góp phần khẳng định rằng, trong di sản tư tưởng của dân tộc, thì triết lý nhân sinh là một tài sản quý giá trong kho tàng trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, mà hậu thế khai thác còn chưa được bao nhiêu. Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam vẫn là những chỉ dẫn thế giớ quan, nhân sinh quan đặc biệt sâu sắc và nhân văn đối với con người trong đời sống xã hội hiện đại

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Tình (2017), “Triết lý về bản chất con người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 03, tr.40-44.

2. Nguyễn Thị Tình (2017), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”,

Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 04, tr.39-45.

3. Nguyễn Thị Tình (2017), “Một số nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 05, tr.73-79.

4. Nguyễn Thị Tình (2017), “Triết lý về đối nhân xử thế trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 06, tr.82-88.

5. Nguyễn Thị Tình (2018), “Ý nghĩa định hướng của triết lý nhân sinh trong tục ngữ ca dao đối với đời sống xã hội Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, sốđặc biệt kỳ 2, tháng 05/2018, tr.209-214.

6. Nguyễn Thị Tình (2018), “Cơ sở hình thành và đặc điểm của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kỳ 2, tháng 05/2018, tr.220-225.

Một phần của tài liệu Triết luận trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w