Trình độ khái quát cao

Một phần của tài liệu Triết luận trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 28)

B. NỘI DUNG

2.5.3. Trình độ khái quát cao

Tục ngữ, ca dao Việt Nam mặc dù xuất phát từ thực tiễn đời sống hàng ngày, chỉ dựa vào quan sát thực tiễn cuộc sống, dựa vào những hiện tượng riêng lẻ nhưng lại có một mức độ khái quát rất cao. Bởi lẽ, một hiện tượng cụ thể trong đời sống luôn luôn chứa đựng trong nó nhiều ý nghĩa mà con người có thể liên tưởng, suy diễn, hoặc gợi mở, thậm chí ám chỉ.

Kết luận chương 2

Cùng với sự tiếp thu và Việt hóa những tri thức văn hóa, văn minh từ bên ngoài, người Việt vốn có và đã sáng tạo ra những quan niệm, cách tiếp cận độc đáo của mình về đời sống. Tục ngữ, ca dao là hình thức như vậy. Đặc biệt trong đó, là sự tồn tại đa dạng và sâu sắc của những triết lý dân gian.

Nghiên cứu kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam chúng ta rút ra được những triết lý nhân sinh sâu sắc của người Việt thông qua những câu ca dao, tục ngữ ngắn gọn, dễ cảm và hàm chứa nhiều cảm xúc. Đó chính là những kinh nghiệm đúc kết của cha ông ta từ ngàn đời về con người, về ý nghĩa cuộc đời con người, về cách ứng xử của con người với tự nhiên và cách ứng xử giữa con người với nhau trong xã hội.

Chương 3

Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY

3.1. Thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam hiện nay: những vấn đề đặt ra

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế - xã hội: Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh so với nông nghiệp và sản xuất thủ công; dân số đô thị, nguồn lao động công nghiệp tăng so với nông thôn và nông nghiệp. Điều đó làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và cùng với nó là biến đổi sâu sắc về lối sống. Trong điều kiện xã hội thông tin, quá trình đa dạng hoá, đa phương hoá liên kết và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện cho các giá trị và các lối sống của nhiều dân tộc khắp hành tinh tác động tới lối sống từng cá nhân, gia đình và xã hội Việt Nam. Lối sống công nghiệp, phong cách quan hệ có phần sòng phẳng, thiết thực, thậm chí thực dụng… đã xuất hiện. Tâm lý tự chủ lập thân, lập nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường tạo ra lối sống tự do theo pháp luật tự lo toan, làm giàu; lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống. Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực.

Điều đáng lưu ý là lối giao tiếp truyền thống của người Việt Nam được chuyển hoá nhanh chóng. Trong một thời gian dài, người Việt Nam hầu như chỉ đóng khung quan hệ của mình trong quốc gia và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa. Giờ đây, trong toàn cầu hoá, người Việt Nam xem môi trường hoạt động sống của mình là cả toàn cầu với tất cả các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học... khác nhau. Giao tiếp không chỉ giới hạn trong hoạt động đối nhân xử thế, mà là mọi lĩnh vực hoạt động phổ biến của con người, nhằm thoả mãn các nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hôi, văn hoá kể cả các quan hệ tình cảm, ý chí... Cả thế giới là một môi trường giao lưu, trao đổi, hợp tác, lao động, học tập.

Qua phân tích thực trạng đạo đức lối sống ở xã hội ta hiện nay chúng ta thấy: Vấn đề giáo dục giá trị truyền thống cho các tầng lớp trong xã hội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và những triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc định hướng hành vi con người, để cơn lốc của kinh tế thị trường không làm băng hoại đi những gì là tinh hoa cốt cách của con người Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa định hướng của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao đối với đời sống xã hội

3.2.1. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam góp phần thúc đẩy tư duy lành mạnh, định hướng hành động hợp lẽ phải

3.2.1.1. Xây dựng và phát triển tư duy lành mạnh

Từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất cùng với trình độ nhận thức, trình độ trừu tượng hóa và khái quát hóa đã đạt đến mức tương đối phát triển, đặc biệt là quá trình lâu dài tích lũy kinh nghiệm từ việc quan sát các sự vật, hiện tượng đã giúp cha ông ta trả lời được một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn lao động sản xuất và sinh sống để

phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Nhờ những hiểu biết đó mà cha ông ta đã tránh được những thiên tai, những tác hại do tự nhiên gây ra. Điều đáng chú ý là sự quan sát ấy mang dấu ấn của yếu tố duy vật, chẳng hạn người xưa đã căn cứ vào sự quan sát những phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi thời tiết để xem thời tiết chứ không tìm nguyên nhân của thời tiết ở ý chí của thần linh.

Những hiểu biết như vậy tuy còn thô sơ và mới ở trình độ của những tri giác cảm tính nhưng trong đó đã chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực. Những hiểu biết này đã có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh quá trình cải biến tự nhiên của con người. Vì chỉ có nắm được thực chất của sự vật dưới những biểu hiện cụ thể của chúng con người mới có thể tác động vào chúng, mới có thể đặt ra và hoàn thành những công việc ngày càng phức tạp hơn, khó khăn hơn.

Tư duy lành mạnh, triết lý có yếu tố duy vật về tự nhiên được thể hiện khá rõ trong triết lý trong ca dao tục ngữ Việt Nam.

3.2.1.2. Góp phần thúc đẩy hoạt động của con người hợp lẽ phải

Nghiên cứu kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, tác giả luận án còn thấy có nhiều triết lý sâu sắc mang giá trị đạo đức chỉ dẫn về cách thức sửa chữa sai lầm trong nhận thức, mà thế hệ ngày nay hoàn toàn có thể học tập, vận dụng.

Thông qua ca dao, tục ngữ cha ông ta còn muốn nhắn nhủ con cháu không được có sự chủ quan, tự mãn, thiếu đạo đức, dương dương tự đắc, ngộ nhận về khả năng của mình để tránh những hậu quả trong tư duy cũng như trong thực tiễn. Cha ông ta nói

Nhân vô thập toàn – đây là một câu triết luận hết sức sâu sắc. Con người là một thực thể xã hội không phải đã hoàn chỉnh, có đầy đủ các phẩm chất, trái lại còn có mặt khiếm khuyết, thiếu hụt. Thông qua câu triết luận này, cha ông ta có ý nhắc nhở con cháu phải thấy thấy được rằng không ai là hoàn hảo, mỗi cá nhân đều bị giới hạn bởi năng lực, trình độ nên phải có sự đúng mức trong mọi hoạt động.

Trong xã hội hiện đại ai đó nếu không tự thấy được trình độ hiểu biết của mình còn hạn chế, còn nhiều khoảng trống, từ đó thiếu sự chú ý, thiếu thận trọng, rồi đi vào tiếp cận, để bàn những vấn đề mang tính vĩ mô thì sẽ không nhận được sự nhất trí của công chúng.

Do vậy, ý của cha ông ta là nếu không nhận thức đúng được khả năng và trình độ hạn chế của mình, con người ta có thể sẽ hành động sai lầm hoặc sẽ hành động với mục đích quá xa so với thực lực của họ. Mong rằng trong mỗi chúng ta, đặc biệt là các cá nhân đã vô tình hoặc tự giác làm những việc tổn hại, tổn thất ít nhiều về đạo đức nên biết dừng lại khi chưa quá muộn. Con người cần khẳng định giữ gìn chứ không đánh mất hết phẩm chất của mình trong tư duy biện chứng.

3.2.2. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam góp phần giáo dục quan niệm sống tốt đẹp và lối sống nhân văn

3.2.2.1. Trong mối quan hệ với tự nhiên

Có thể thấy, thông qua ca dao tục ngữ, cha ông ta gửi gắm những triết lý nhân sinh về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong một nền kinh tế nông nghiệp

còn nghèo. Đồng thời, cha ông ta cũng gửi gắm những lời nhắn nhủ của mình tới thế hệ con cháu mai sau trong cách ứng xử với tự nhiên đó là phải biết tôn trọng tự nhiên, từ đó xây dựng một lối ứng xử phù hợp với tự nhiên.

Việc nắm vững những quy luật của tự nhiên không những giúp con người có được năng suất cao hơn trong lao động, sản xuất mà còn tạo cho con người có được sự tự do trước tự nhiên. Con người có thể làm chủ cuộc sống của mình chứ không phụ thuộc vào tính quy luật của thần thánh.

3.2.2.2. Trong cách ứng xử của con người với xã hội

- Thứ nhất, tình yêu đôi lứa chân thành, trong sáng, bình dị nhưng cũng hết sức thiết tha, mãnh liệt được thể hiện trong chính cuộc sống lao động hàng ngày. Tình yêu trong ca dao, tục ngữ thật đẹp, giản dị và thanh cao, đặc biệt đẹp hơn cả khi tình yêu ấy được thể hiện trong chính cuộc sống lao động hàng ngày. Những sắc thái tình yêu trong ca dao, tục ngữ muôn phần phong phú và ấn tượng, thông qua những cung bậc cảm xúc ấy, cha ông ta đã gửi gắm một triết lý nhân sinh sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người, một mối quan hệ vô cùng đặc biệt làm nên điều kỳ diệu của cuộc sống.

- Thứ hai, Ứng xử trong gia đình người Việt được dựa trên nền tảng tình cảm hết sức vững chắc, tốt đẹp, đó là quan hệ vợ chồng thủy chung son sắt. Từ đó đã hình thành nên triết lý nhân sinh trong quan hệ vợ chồng ân tình, thủy chung, nhường nhịn, chia sẻ.

- Thứ ba, Xuất phát từ quan điểm gắn bó giữa những thành viên trong gia đình, đó là mối quan hệ trên dưới tôn kính, cha con chí hiếu. Con cháu phải lễ phép ông bà, cha mẹ, ngược lại bố mẹ, ông bà cũng phải tôn trọng con cháu. Trong gia đình Việt Nam, người cha không chỉ là người sinh thành ra chúng ta, mà còn là người thầy đầu tiên, là người bạn tâm giao của chúng ta. Bởi vậy, hiếu nghĩa với cha, mẹ là lối sống và cách ứng xử của người Việt biểu hiện nét văn hóa dân tộc sâu sắc, đậm đà của một đất nước nghìn năm văn hiến. Cách ứng xử ấy xuất phát từ đặc trưng trọng hòa hiếu, thuận hòa trọng cuộc sống cộng đồng của người ViệtTrong gia đình người Việt Nam cha mẹ có vai trò và trạch nhiệm là chăm lo, vun đắp cho con cái hướng tới sự bình yên của gia đình., con cái phải luôn hiếu thảo với ông bà cha mẹ, ngược lại ông bà cha mẹ phải tu thân tích đức để phúc cho con cháu mai sau. Những bài học này được phản ánh sâu sắc và truyền từ đời này qua đời khác. Nó được phản ánh theo nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nói lên sự sâu sắc trong lối sống, lối nghĩ của người dân Việt Nam.

- Thứ tư, Trong quan hệ anh em cần phải thuận hòa: Khôn ngoan đá đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau5 là lời dạy xưa của ông cha ta đối với anh chị em trong gia đình. Có gì dễ gắn kết người ta hơn là quan hệ anh em sinh cùng cha mẹ? Đó chính là quan hệ ruột thịt, đương nhiên sự cố kết là chặt chẽ vô cùng. Tư tưởng này cũng thể hiện một tinh thần rất coi trọng tình cảm của người Việt.

- Thứ năm, Ngoài mối quan hệ trong gia đình: cha mẹ, vợ chồng, anh em thì quan hệ bạn bè tình nghĩa cũng được cha ông ta coi trọng. Bạn bè là chỗ dựa cho chúng ta, là tri kỷ của chúng ta, lúc hoạn nạn mới biết đâu là bạn, đâu là bè. Bên cạnh đó, tình cảm thầy trò là thứ tình cảm gắn bó, gần gũi một cách tự nhiên mà vô cùng thiêng liêng, cao cả làm nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc “tôn sư trọng đạo”. Truyền thống ấy như mạch ngầm chảy mãi từ thế hệ này đến thế hê khác, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt thời gian từ xưa đến nay và mãi về sau.

- Thứ sáu, Khi đề cao vai trò gắn kết của gia đình, người Việt cũng chú ý coi trọng mối quan hệ gắn bó cộng đồng, đó là mối quan hệ gắn bó ruột thịt, tương thân tương ái trong cộng đồng quốc gia, dân tộc: Cha ông ta nhắn gửi tới con cháu sống phải biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau trên tinh thần “người trong một nước phải thương nhau cùng”.

3.2.2.3. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam góp phần giáo dục ý thức dân tộc và tình cảm cộng đồng

Ca dao, tục ngữ Việt Nam là kết quả lao động, sáng tạo, chứa đựng những triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống lao động của cha ông ta, cho đến nay đã trở thành một kho tàng lý luận phong phú, phản ánh rõ nét thế giới quan và nhân sinh quan của nhân dân ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Không những thế, trong ca dao, tục ngữ, những tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thể hiện một cách sâu sắc, có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện đại, đặc biệt là thế hệ thanh niên Việt Nam

3.2.3. Về hạn chế của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam

3.2.3.1. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam quá nhấn mạnh những tư tưởng duy tâm, siêu hình.

Cha ông ta thời trước, do trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chưa nắm bắt được quy luật chi phối sự phát sinh, phát triển của các sự vật, hiện tượng nên người lao động đã giải thích chúng một cách siêu hình. Điều này nói lên sự bế tắc, không lối thoát và nói lên tư tưởng an phận của người lao động. Chính tư tưởng an phận thủ thường này của người lao động lại là cơ hội cho giai cấp phong kiến củng cố địa vị của mình.

3.2.3.2. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam quá chú trọng kinh nghiệm

Qua việc phân tích những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam chúng tôi nhận thấy rằng nhận thức của cha ông ta thời xưa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quá trình sinh sống và lao động.

Nhận thức kinh nghiệm nhiều khi gặp phải những mâu thuẫn, những hạn chế trong quá trình nhận thức vì chỉ dựa vào những cái bên ngoài cho nên khi áp dụng vào cuộc sống tầm nhìn bị hạn chế sẽ không tránh khỏi tính chất chủ quan, thậm chí là cố chấp, bảo thủ, lạc hậu, cản trở sự phát triển của nhận thức.

3.2.3.3. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam mang trong nó không ít mâu thuẫn

Mặc dù triết lý nhân sinh của cha ông ta về mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và giữa con người với nhau trong xã hội chứa đựng nhiều tư tưởng biện chứng, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá tương đối khoa học của cha ông ta về tự nhiên, xã hội và con người. Nhưng trong cách đánh giá ấy ta vẫn nhận thấy những mâu thuẫn đối lập.

Xét cho cùng thì nguyên nhân sâu xa của những mâu thuẫn, của những tư tưởng đối lập này chính là ở tư duy lữơng hợp của con người Việt Nam. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng luôn phải đắn đo, cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với lối sống trọng tình nghĩa đã dẫn đến cách tổ chức cộng đồng theo lối linh hoạt, luôn biến hóa sao cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lý sống của người Việt

Một phần của tài liệu Triết luận trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w