và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy
2.1. Hoàn thiện môi trường tín dụng
Đây là vấn đề quyết định sự thành công - thất bại của công tác QTRR nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Với quan điểm rủi ro tín dụng là bất khả kháng, hạn chế rủi ro tín dụng tốt nghĩa là kiểm soát được rủi ro ở mức có thể chấp nhận
được nếu xét tới năng lực tài chính của BIDV chi nhánh Cầu Giấy, đảm bảo an toàn và mang lại lợi nhuận đáp ứng yêu cầu của các cổ đông sau cổ phần hoá. BIDV Cầu Giấy phải quán triệt và nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng cho các bộ phận liên quan, thống nhất quan điểm ứng xử về rủi ro tín dụng thông suốt từ cán bộ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên tại Chi nhánh, để tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.
Bên cạnh đó, BIDV Cầu Giấy cần có một tầm nhìn toàn diện hơn, xây dựng
được các kế hoạch định hướng tín dụng chuẩn mang tính chất trung dài hạn. Coi tín dụng là một sản phẩm của Ngân hàng, phải tính toán được hiệu quả khi cung cấp một loại sản phẩm tín dụng nào đó ra thị trường, qua đó đề ra được chiến lược tín
dụng phù hợp hơn thay vì định hướng tín dụng đi theo định hướng phát triển của nền kinh tế. Tiếp cận theo các chuẩn mực quốc tế về cung cấp tín dụng, tuân thủ
theo sự vận hành của cơ chế thị trường, tránh các quyết định mang tính chất can thiệp vào quá trình phán quyết tín dụng của các cấp có thẩm quyền.
2.2 Hoàn thiện mô hình đo lường, định lượng rủi ro
Mô hình nhận biết, đo lường, rủi ro cũng như chính sách khách hàng, phân
loại tài sản, của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy hiện nay dựa trên trụ cột là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Phiên bản 2). Hệ thống này có những ưu việt của nó so với hệ
thống chấm điểm khách hàng (Phiên bản 1) của BIDV trước đây, tuy nhiên theo tác
giả nó cũng còn có một số điểm cần cải thiện:
-Chi nhánh nên thường xuyên đánh giá về tính hiệu quả, khả năng dự báo rủi ro, khả năng dự báo về xác suất mất vốn của mô hình. Xác suất mất vốn (Probability of Default - PD), tổn thất do không trả nợ sau khi đã điều chỉnh cho tài sản đảm bảo (Loss Given Default – LGD), trạng thái có thể mất vốn (Exposure of Default – EOD), lỗ trong dự tính (Expected Loss – EL) và yêu cầu về vốn kinh tế là các khái niệm mà BIDV Cầu Giấy cần phải làm quen và phải đưa những yêu cầu tối thiểu vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong các phiên bản cải tiến sau.
-Còn có tính chất cảm tính trong các các tiêu chí xếp hạng, chi nhánh cần chuẩn
hoá các tiêu chí để khi chấm điểm khách hàng khách quan hơn và chuẩn xác hơn.
-BIDV chi nhánh Cầu Giấy cần xây dựng lại quy trình khởi tạo, phê duyệt xếp hạng rủi ro tín dụng, tránh tình trạng bộ phận khởi tạo vừa là bộ phận phê duyệt cũng lại chính là bộ phận “hưởng lợi “ từ kết quả xếp hạng đó.
-Xây dựng hệ thống ngân hàng cốt lõi, kho dữ liệu cần được thường xuyên cập nhật, tính chính xác của số liệu, thông tin cần chính xác hơn.
2.3. Hoàn thiện quy trình tín dụng
Các quy trình tín dụng của BIDV đã được xây dựng từ năm 2000 như:
- Quy trình tín dụng ngắn hạn;
- Quy trình thẩm định, xây dựng hoàn chỉnh mô hình phán quyết tín
dụng...
Trong quá trình thực hiện, các quy trình trên đã phát huy tốt vai trò của mình khi phán quyết tín dụng được phân quyền cho chi nhánh. Tuy vậy, khi thực hiện mô
hình Ngân hàng hợp nhất, các quy trình này đã không còn phù hợp. BIDV chi nhánh Cầu Giấy cần xây dựng lại, sửa đổi, bổ xung các quy trình tín dụng, thẩm định cho phù hợp hơn với thực tế, đặc biệt xây dựng mới các quy trình đối với khối khách hàng bán lẻ, các quy trình cho vay cụ thể như trả góp với nhà, xe ô tô...
2.4. Hoàn thiện chính sách tín dụng
Công cuộc xây dựng, lập và hoạch định chính sách của BIDV cần được quan tâm, chú trọng hơn trong những năm tới. Các chính sách ban ra phải đáp ứng được
yêu cầu, phù hợp với hoạt động kinh doanh thực tế, trong đó phải quy định, định hướng rõ ràng về các điều kiện tín dụng, giới hạn tín dụng, chính sách ưu tiên, lãi suất, công tác tiếp thị... Các chính sách là cơ sở, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch
tiếp thị, kế hoạch khách hàng... nên phải có hiệu lực trong khoảng thời gian trung
bình là 01 năm. Cụ thể:
- Hoàn thiện chính sách khách hàng, phân loại đối tượng khách hàng theo các danh mục cụ thể.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng theo ngành và lĩnh vực kinh doanh,
phân tách thành từng ngành và lĩnh vực cụ thể cùng với các chính sách
kèm theo, từ đó có thể quản lý và kiểm soát các rủi ro một cách hiệu
quả nhất.
- Hoàn thiện chính sách phân loại tài sản, cụ thể là xếp các loại nợ tín
dụng thành những nhóm đã quy định, từ đó có thể theo dõi và kiểm soát
các khoản nợ.
2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh
những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động
kiểm tra cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
Hiện nay bộ phận kiểm tra nội bộ của BIDV chi nhánh Cầu Giấy vẫn theo mô
hình chịu sự chỉ đạo của Ban điều hành do đó tính độc lập của bộ phận này chưa cao và do đó chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Để nâng cao vai trò của hệ
thống kiểm tra nội bộ cần phải tiến hành cơ cấu lại bộ phận này trực thuộc Hội đồng
quản trị nâng cao tính độc lập của hệ thống kiểm tra nội bộ với Ban điều hành. BIDV chi nhánh Cầu Giấy cũng cần tổ chức, đào tạo cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt, đạo đức tốt để có thể đảm nhiệm tốt công tác kiểm tra và giám sát.
2.6. Hoàn thiện chính sách đối với cán bộ liên quan đến tín dụng
Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi. Hiện nay BIDV đã xây dựng được chính sách lương cho đối tượng là cán bộ làm công tác tín dụng, tuy nhiên chưa áp dụng được vào điều kiện thực tế. Nguyên nhân là do việc đánh giá hiệu quả công việc
cũng như đánh giá cán bộ còn nhiều bất cập, chưa có đủ cơ sở để có thể đưa ra được
những kết luận khách quan làm cơ sở cho việc thưởng, phạt.
Chuẩn hoá cán bộ làm công tác tín dụng: Cán bộ tín dụng có một vai trò rất
quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, họ là người mang lại phần lớn lợi
nhuận cho ngân hàng song cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để
hạn chế rủi ro trong công tác tín dụng ngay từ khâu tuyển dụng cán bộ làm công tác tín dụng cần phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản:
- Phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín.
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học: đây là điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong tính toán, thẩm định dự án.
- Có phẩm chất đạo đức: đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng,
quyết định đến vấn đề rủi ro đạo đức trong kinh doanh.
- Hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp: Yếu tố giúp cho khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó
với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm được nhiều
thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.
Chính sách đào tạo:
Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản
phẩm trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng rất
hạn chế, điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ
cho hoạt động tín dụng.
BIDV cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng một cách có hiệu quả, cụ thể: khuyến khích những đang cán bộ đang công tác tại ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến
thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, các lớp
công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kĩ thuật vào công tác tín dụng đảm bảo
cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, cần phải mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm
trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, quyết định cho vay được
an toàn.
Khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ làm công tác tín dụng.
Hiện nay, chính sách tiền lương của BIDV Cầu Giấy chưa gắn chặt giữa quyền
lợi và trách nhiệm, do đó cần gắn chất lượng và hiệu quả công việc trong ngành ngân hàng nói chung và cho cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng theo phương hướng gắn chặt giữa quyền lợi và trách nhiệm của họ, đồng thời được thưởng xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra là cần thiết.
2.7. Xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro tín dụng cơ bản
Thông qua công tác kiểm tra nội bộ, thanh tra NHNN... định kỳ hoặc đột xuất,
BIDV Chi nhánh Cầu Giấy nên tổng hợp xây dựng thư viện rủi ro, trong đó có đầy đủ những thông tin về khách hàng, về hoạt động của khách hàng trước, trong và sau
khi có rủi ro xảy ra, về thị trường...những dấu hiệu có thể nhận thấy cũng như cách
khắc phục.