3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.4.4. Hiệu quả kinh tế
Bên cạnh, năng suất và chất lượng thịt hiệu quả kinh tế chăn nuôi là một trong những mục tiêu rất quan trong trong việc phát triển các giống bò chuyên thịt này tại tỉnh Quảng Ngãi.
Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở giá thức ăn, giá mua và bán bò tại thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian nuôi thí nghiệm, không tính tới các chi phí khác. Kết quả ước tính hiệu quả kinh tế của ba tổ hợp bò lai hướng thịt được trình bày ở bảng 3.31.
Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế nuôi vỗ béo các tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman từ 18 đến 21 tháng tuổi
Chỉ tiêu Tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman (n=6) Droughtmaster × Lai Brahman (n=6) Red Angus × Lai Brahman (n=6) Giá nguyên liệu (đồng/kg)
Cỏ voi tươi 1.000 1.000 1.000 Rơm khô 2.000 2.000 2.000 Bột ngô 6.500 6.500 6.500 Cám gạo 6.000 6.000 6.000 Vỏ lạc 1.000 1.000 1.000 Bã đậu ướt 1.000 1.000 1.000 Bã bia ướt 1.000 1.000 1.000
Giá thức ăn tinh sau khi phối trộn 1.700 1.700 1.700
Chi phí
Giá mua bò (đồng/kg) 72.000 70.000 70.000 Giá bán bò (đồng/kg) 77.000 75.000 75.000 Tiền thức ăn vỗ béo (đồng/con) 7.100.003 6.567.575 6.705.832 Tiền mua bò (đồng/con) 28.807.000 25.851.000 26.271.000 Tiền bán bò (đồng/con) 39.732.000 34.275.000 35,647.500 Tiền lãi cả kỳ (đồng/con) 3.824.796 1.856.424 2.670.667 Tiền lãi/con/tháng 1.274.932 618.808 890.222
Bảng 3.31 cho thấy, sau 3 tháng nuôi tiền lãi thu được từ nuôi tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, là cao nhất với 3.824.796 đồng/con, tiếp theo là tổ hợp bò lai Red Angus × Lai Brahman với 2.670.667 đồng/con, và thấp nhất là tổ hợp bò lai Droughtmaster × Lai Brahman với 1.856.424 đồng/con. Bò lai Charolais × Lai Brahman cho thu nhập cao hơn hai tổ hợp bò lai Droughtmaster × Lai Brahman và bò Red Angus × Lai Brahman lần lượt là 51,5% và 30,2%, lần lượt tương ứng là
Như vậy, với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của các nông hộ chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Ngãi khả năng sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman khi phối giống Charolais, Droughtmaster và Red Angus là tốt, khả năng sinh trưởng của đời con cao, năng suất và chất lượng thịt đảm bảo. Lợi nhuận người chăn nuôi thu lại từ chăn nuôi các tổ hợp bò lai này là khá cao. Vì vậy, nên triển khai nhân rộng lai tạo, và chăn nuôi các tổ hợp bò lai này tại tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương lân cận có điều kiện chăn nuôi tương tự.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
- Chăn nuôi bò trong nông hộ tại tỉnh Quảng Ngãi mang đặc trưng quy mô nhỏ với trung bình 3,94 con/hộ, tỷ lệ bò Lai Brahman chiếm 98,3% tổng đàn, và phương thức chăn nuôi đã mang tính thâm canh. Bò cái Lai Brahman khi phối giống với bò đực Brahman có khả năng sinh sản tốt, thời gian phối giống thành công sau khi đẻ là 3,56 tháng, khoảng cách lứa đẻ là 13,1 tháng. Tổ hợp bò lai Brahman × Lai Brahman có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ của tỉnh Quảng Ngãi. Khối lượng sơ sinh trung bình ở bê đực là 25,4 kg, và bê cái là 24,3 kg, khối lượng lúc 18 tháng tuổi lần lượt là 289,5 và 255,6kg.
- Bò cái Lai Brahman khi được phối giống với bò đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus có khả năng sinh sản tốt, thời gian phối thành công sau khi đẻ dao động từ 3,63 đến 3,73 tháng, khoảng cách lứa đẻ là 13,2 tháng.
- Các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ của tỉnh Quảng Ngãi. Tăng khối lượng từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi dao động từ 597,7 đến 654,9 gam/con/ngày đối với con đực, và từ 511,0 đến 570,1 gam/con/ngày đối với con cái. Trong ba tổ hợp lai thì tăng khối lượng của tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman là cao nhất, tiếp đến là tổ hợp bò lai Red Angus × Lai Brahman, và thấp nhất là tổ hợp bò lai Droughtmaster × Lai Brahman.
- Bò lai Charolais × Lai Brahman được nuôi vỗ béo từ 18-21 tháng tuổi cho khối lượng trung bình lúc 21 tháng tuổi và tăng khối lượng trong thời gian vỗ béo cao nhất lần lượt là 523,7 kg và 1.282 gam/ngày; tiếp theo là bò lai Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman với lần lượt 465,0 kg và 1.039 gam/ngày; 484,3 kg và 1.134 gam/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman dao động từ 60,3 đến 62,1%, tỷ lệ thịt tinh dao động từ 42,6 đến 45,2% KLGM. Chất lượng thịt của các tổ hợp bò lai này tại thời điểm 1, 12, 24 và 48 giờ sau giết mỗ nằm trong ngưỡng chất lượng thịt bình thường thể hiện qua các chỉ số pH và màu sắc. Thịt của các tổ hợp lai được xếp vào loại thịt có độ dai trung bình. Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của tổ hợp lai Charolais × Lai Brahman là 1,6% và Red Angus × Lai Brahman là 1,4% cao hơn so với tổ hợp lai Droughtmaster × Lai Brahman là 0,6%.
4.2. KIẾN NGHỊ
- Bò cái Lai Brahman và các tổ hợp lai giữa nó với đực giống Charolais, Droughtmaster và Red Angus nên được sử dụng trong chăn nuôi nông hộ tỉnh Quảng Ngãi và các địa phương có điều kiện chăn nuôi tương tự.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ VÀ CHẤP NHẬN XUẤT BẢN CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả (2019), Đánh giá hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman trong nông hộ huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 128 (3D), tr. 95- 106
2. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả (2019), Đánh giá năng suất sinh sản của đàn bò cái Lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc năm 2019, tr. 475-478
3. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lê Thị Thu Hằng, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng (2021), Khả năng sinh trưởng của tổ hợp bò lai giữa đực Brahman và cái Lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, 270, tr.28-32
4. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng (2021), Hiện trạng nuôi dưỡng và năng suất sinh sản của bò cái Lai Brahman khi phối tinh Charolais, Droughtmaster và Red Angus nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19 (1), tr. 42-49
5. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Quang Tuấn, Lê Đình Phùng, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Xuân Bả (2021), Sinh trưởng và thành phần thân thịt của các tổ hợp bò lai giữa bò cái Lai Brahman với các giống bò bò đưc Charolais, Droughtmaster và Red Angus giai đoạn vỗ béo nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 5 (2), tr. 2458-2466
6. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Đình Tiến, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng (2021), Chất lượng thịt của ba tổ hợp bò lai Charolais × Lai Brahman, Droughtmaster × Lai Brahman và Red Angus × Lai Brahman nuôi ở Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã chấp nhận đăng vào tháng 3/2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Hữu Văn, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Thị Mai, Trần Thanh Hải, Rowan Smith, David Parsons, Jeff Corfield (2015), Hiện trạng hệ thống chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21, tr. 107-119.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2018 và định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040, Hà Nội, 2019.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), TCVN 11909:2017, Quy trình giám định, bình tuyển bò giống.
4. Đinh Văn Cải (2006), Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, chương trình giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 2002-2005, Nghiệm thu cấp Bộ năm 2006, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Đinh Văn Cải (2007a), Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam,
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đinh Văn Cải (2007b), Nuôi bò thịt: Kỹ thuật – Kinh nghiệm – Hiệu quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10-16.
7. Đinh Văn Cải (2017), Phát triển giống bò thịt Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công
nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 10, tr. 38-39.
8. Đinh Văn Cải, Phạm Văn Quyến, Phí Như Liễu (2009), Một số đặc điểm về giống và sản xuất của giống bò thịt Droughmaster nhập nội nuôi tại các tỉnh phía Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề giống cây trồng vật nuôi, 1, tr. 158-165
9. Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2017), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2016, Nhà xuất bản Thống kê, Tây Hồ, Hà Nội.
10. Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2020), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Tây Hồ, Hà Nội.
11. Cục Chăn nuôi (2019), Báo cáo “Đánh giá kết quả thực hiện năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020”, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
12. Cục chăn nuôi (2016), Thống kê Chăn nuôi Việt Nam 2015, Chăn nuôi Việt Nam, Thông tin chuyên ngành chăn nuôi, https://channuoivietnam.com/thong- ke-chan-nuoi.
13. Cục chăn nuôi (2020), Thống kê Chăn nuôi Việt Nam 2019, Chăn nuôi Việt Nam, Thông tin chuyên ngành chăn nuôi, https://channuoivietnam.com/thong- ke-chan-nuoi.
14. Lê Xuân Cương (2001), Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu xác định giống bò lai hướng thịt và quy trình công nghệ nuôi bò thịt chất lượng cao ở vùng Lâm Hà, Lâm Đồng, Báo cáo khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh.
15. Vũ Chí Cương (2007), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên”, Viện Chăn nuôi, Hà Nội.
16. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Đinh Văn Tuyền (2008), Khả năng tăng trọng và cho thịt của bò Lai Sind, Brahman và Droughtmaster nuôi vỗ béo tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 15, tr. 32-39.
17. Ngô Thị Diệu (2016), Đánh giá khả năng sinh sản của bò cái lai Zebu và sinh trưởng của bê lai Zebu và bò đực Brahman trắng (Mỹ) được nuôi trong nông hộ và trang trại tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
18. Đinh Văn Dũng, Lê Đức Ngoan, Lê Đình Phùng, Nguyễn Hữu Cường (2016), Ước tính hệ số phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của bò thịt ở các hệ thống chăn nuôi bò tại tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế,
126(3A), tr. 189-199.
19. Lương Anh Dũng (2011), Khả năng sinh trưởng và sản xuất của đàn bò Brahman nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh Moncada, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Nông Nghiệp Hà nội.
20. Lương Anh Dũng (2018), Khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
21. Văn Tiến Dũng (2012), Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, và các con lai ½ Droughtmaster, ½ Red Angus, ½ Limousin nuôi huyện EA Kar, tỉnh Đăk Lăk, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
22. Hoàng Kim Giao (2018), Phát triển trâu, bò, dê cừu ở nước ta trong 3 năm từ 2015 đến 2018, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, 228.
23. Nguyễn Mạnh Hà (2003), Tình hình sinh sản của bò cái Lai Sind và bò Vàng nuôi tại một số vùng trung du miền núi phía Bắc và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của bò bằng kích dục tố huyết thanh ngựa chửa, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 62(13), tr. 124-128.
24. Nguyễn Ngọc Hải, Chế Minh Tùng, Nguyễn Kiên Cường và Phí Như Liễu. (2017), Khảo sát khả năng sinh sản và nghiên cứu ứng dụng giải pháp hormone để khắc phục bệnh chậm sinh trên bò thịt Brahman thuần nhập nội, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 76, tr. 84-90.
25. Trần Quang Hạnh (2010), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian (HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và Lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
26. Phạm Thế Huệ (2010), Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F1 (Brahman × Lai Sind) và F1 (Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đăk Lăk, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
27. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng (2008), Giáo trình chọn giống và nhân giống vật nuôi, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 28. Dương Nguyên Khang, Bùi Văn Hưng, Thái Quốc Hiếu, Nguyễn Thanh Hải
(2019a), Khả năng sinh trưởng và thức ăn thu nhận của một số nhóm bê lai hướng thịt tại Tiền Giang, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi-Thú y toàn quốc năm 2019, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 513-517.
29. Dương Nguyên Khang, Lê Huỳnh Nhật Tân, Veerle F, Els Goossens (2019b), Khảo sát khả năng sử dụng thức ăn và tăng trưởng của các giống bò lai BBB, Red Angus và Brahman tại thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y toàn quốc 2019, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 171-174. 30. Dương Nguyên Khang, Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Thanh Hải (2019c), Khả
năng sinh trưởng của một số nhóm bê lai chuyên thịt tại Bến Tre, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc năm 2019, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 506-512.
31. Trương La (2008), Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk.
32. Trương La (2010), Sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để nuôi vỗ béo bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. 33. Trương La (2016), Nghiên cứu lai tạo bò lai cao sản tại tỉnh Lâm Đồng, kết quả
nghiên cứu khoa học năm 2013 -2016, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
34. Trương La, Ngô Văn Bình, Võ Trần Quang (2017), Sinh trưởng của các cặp bê lai cao sản giữa cái nền Lai Sind và các đực giống Brahman, Droughtmaster, Red Angus nuôi tại Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 9(82), tr. 116-120.
35. Phí Như Liễu, Nguyễn Văn Tiến, Hoàng Thị Ngân (2017), Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bê lai hướng thịt tại An Giang, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 76, tr. 91-99.
36. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), Ước tính lượng khí mêtan phát thải từ các hệ thống chăn nuôi bò thịt ở tỉnh Quảng Nam và xây dựng một số kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của bò, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
37. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Lê Đình Phùng, Nguyễn Xuân Bả