Đa thương hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị thương hiệu (Trang 39)

Nestle đã phát triển tập hợp gồm gần 8.000 thương hiệu khác nhau cho sản phẩm của họ, trong đó có hàng chục thương hiệu toàn cầu, hàng trăm thương hiệu quốc gia, khu vực và hàng nghìn thương hiệu địa phương.

Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này với các mục tiêu sau đây:

- Thiết lập các tính chất khác nhau hoặc gợi mở các động cơ mua hàng khác nhau. Thông thường mỗi thương hiệu riêng của cùng một loại sản phẩm nhằm phục vụ cho một đoạn thị trường mục tiêu nhất định. Các doanh nghiệp sẽ phát triển và thực hiện chiến lược marketing riêng cho từng thương hiệu. Kết quả của chiến lược này là các khách hàng mục tiêu có thể có mức độ nhận biết các thương hiệu khác nhau của doanh nghiệp cao, nhưng lại không nhận biết nhiều về bản thân doanh nghiệp đó.

- Cho phép sản phẩm của công ty chiếm giữ được nhiều không gian trưng bày của nhà phân phối hơn.

- Công ty có thể bảo vệ thương hiệu chủ yếu của mình bằng cách thiết lập các thương hiệu bọc mạn sườn (thiết lập các thương hiệu với giá cao hơn hoặc thấp hơn vây quanh thươnghiệu chủ yếu).

- San sẻ được rủi ro trong kinh doanh cho công ty khi chẳng may có một thương hiệu thất bại thìđã có các thương hiệu khác thành công bù đắp

- Cho phép công ty giữ được các tập khách hàng trung thành khác nhau trong trường hợp công ty mua lại thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.

Cần tránh tình trạng công ty sử dụng nhiều thương hiệu nhưng mỗi thương hiệu chỉ dành được một số thị phần nhỏ mà không có thương hiệu nào mang lại nhiều lợi nhuận và do vậy nguồn tài chính phải phung phí cho việc xâydựng nhiều thương hiệu thay vì chỉ xây dựng một số ít thương hiệu có khả năng mang lại lợi nhuận. Kết quả của việc áp dụng chiến lược nhiều thương hiệu là các thương hiệu của công ty phải “đè bẹp” được thương hiệu của đối thủ chứ không phải chính chúng “ăn thịt” lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị thương hiệu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)