các cơ hội và giảm thiểu thách thức từ EVFTA?
Cam kết
Hiện trạng
Cơ hội - Thách thức
định nhập khẩu khắt khe hơn, nhưng doanh nghiệp cũng cần chú Ý để tuân thủ, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật quy định của EU để nếu có thay đổi cũng kịp thời đáp ứng.
Ngoài ra, khi xuất khẩu doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất là làm việc cụ thể với phía nhập khẩu xem họ yêu cầu các tiêu chí tiêu chuẩn cụ thể nào, và thị hiếu của người tiêu dùng ra sao để đáp ứng được đầy đủ.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
EU là một thị trường khó tính và đã tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh do đây là thị trường tiềm năng của tất cả các nước xuất khẩu. Do đó, để thâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường này doanh nghiệp nhựa phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cụ thể:
Đầu tư vào máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ: ngành nhựa là một ngành mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và công nghệ sản xuất. Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm nhựa thì doanh nghiệp cần đầu tư vào máy móc và công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân lực: có kế hoạch đào tạo lao động bài bản, thường xuyên bồi dưỡng năng lực cho các cán bộ chủ chốt, đặc biệt là các kỹ sư công nghệ, các chuyên viên nghiên cứu thị trường…
Chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm: đây là vấn đề các doanh nghiệp Việt Nam thường ít chú trọng, chủ yếu làm theo đơn hàng gia công của nước ngoài nên giá trị gia tăng không cao. Vì thế để nâng cao lợi nhuận các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu của riêng mình, và đầu tư phát triển thương hiệu đó, quảng bá tới các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng EU thông qua các hình thức khác nhau. Nghiên cứu kỹ thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng: do thị trường EU đã tương đối bão hòa các sản phẩm nhựa nhập khẩu, nên việc tìm ra thị trường ngách có lẽ là giải pháp phù hợp cho nhiều doanh nghiệp nhựa Việt Nam. Đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19 nhiều người tiêu dùng EU có xu hướng chuyển sang các sản phẩm có giá cả phải chăng hơn, khi đó hàng nhựa Việt Nam có thể sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường này. Để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu thị trường đầy đủ và kết nối chặt chẽ với các nhà nhập khẩu để xác định chính xác nhất những sản phẩm mà thị trường và người tiêu dùng EU đang có nhu cầu cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cũng có thể cân nhắc giải pháp liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thêm tiềm lực tài chính, quản lÝ và đặc biệt là công nghệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm của mình, từ đó có thể thâm nhập các thị trường phát triển, không chỉ EU mà Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada….