sẽ tận dụng cơ hội gì từ EVFTA?
Cam kết
Hiện trạng
Cơ hội - Thách thức
Cơ hội từ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài trong ngành nhựa
Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường đầu tư và cam kết bảo hộ đầu tư trong ngành nhựa sẽ thu hút thêm đầu tư từ EU trong lĩnh vực này, từ đó tác động tích cực đến người lao động trong ngành. Thứ nhất, các doanh nghiệp EU thường có quy mô lớn, vì thế cũng có nhu cầu lớn về tuyển dụng lao động. Thứ hai, thu nhập trung bình của người lao động trong các khối doanh nghiệp nước ngoài thường cao hơn doanh nghiệp trong nước, nên lao động làm việc cho các doanh nghiệp nhựa EU được dự đoán là sẽ có thu nhập cao hơn. Thứ ba, các doanh nghiệp EU thường có công nghệ sản xuất và trình độ quản lÝ hiện đại, tiên tiến. Các lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp này sẽ có cơ hội được đào tạo, học hỏi để nâng cao tay nghề và năng suất lao động.
Hiện tại, ngành nhựa Việt Nam là một trong những ngành sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu, năng suất lao động chưa cao, đặc biệt là so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thu nhập của người lao động trong ngành này cũng ở mức thấp do với nhiều ngành kinh tế khác. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành này, đặc biệt là các doanh nghiệp EU, có thể giúp lao động trong ngành được đào tạo về tay nghề và công nghệ để nâng cao năng suất lao động và từ đó cũng có mức thu nhập cao và ổn định hơn.
Cơ hội từ tăng các điều kiện lao động và môi trường tốt hơn
Các cam kết về lao động và phát triển bền vững trong EVFTA sẽ khiến Việt Nam phải thực thi các biện pháp nhằm bảo đảm các quyền cơ bản của người lao động, đảm bảo các điều kiện lao động, bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững. Điều này đặc biệt có Ý nghĩa trong trường hợp ngành nhựa là một ngành có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động trong ngành và môi trường xung quanh như khí thải và khói bụi , sử dụng nhiều hóa chất, nước thải khó xử lÝ….
Thách thức đáp ứng được quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan
Để được hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA thì sản phẩm nhựa của Việt Nam phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ của Hiệp định. Quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm nhựa trong EVFTA là chuyển đổi Nhóm (với linh hoạt 20%) hoặc nguyên liệu không có xuất xứ có giá trị không vượt quá 50%. Để đáp ứng được quy tắc này, các doanh nghiệp nhựa chỉ được sử dụng một phần nguyên liệu ngoài EU/Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại nguồn nguyên liệu nhựa của Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước châu Á khác nên việc đáp ứng được quy tắc xuất xứ này sẽ là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để chuyển đổi nguồn nguyên liệu cần có thời gian, và các lợi ích thu được từ ưu đãi thuế quan phải thực sự lớn hơn thì mới khuyến khích được doanh nghiệp thay đổi.
Thách thức đáp ứng các quy định nhập khẩu và thị hiếu người tiêu dùng EU
EVFTA chỉ giúp các sản phẩm nhựa của Việt Nam vượt qua rào cản về thuế quan, còn các rào cản khác về quy định nhập khẩu của EU như các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường… thì các sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn phải đáp ứng thì mới xuất khẩu được vào thị trường này.
Bên cạnh các quy định nhập khẩu chính thức của EU, các doanh nghiệp xuất khẩu nhựa của Việt Nam còn phải đáp ứng các quy định, yêu cầu riêng của các nhà nhập khẩu EU. Chẳng hạn như một số nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu thêm doanh nghiệp xuất khẩu nhựa phải có chứng nhận ISO TC6. Hay người tiêu dùng EU sẽ chỉ lựa chọn các sản phẩm nhựa được làm từ các chất liệu và theo kích thước mà họ ưa chuộng…
Trong khi đó, các doanh nghiệp nhựa của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa chú trọng nhiều và cũng không đủ tiềm lực để đầu tư vào công nghệ, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, và nghiên cứu thị hiếu của khách hàng. Do đó nhiều sản phẩm nhựa của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường và người tiêu dùng EU.
Nguy cơ các biện pháp phòng vệ thương mại gia tăng
Có một thực tiễn thường thấy trong thương mại quốc tế đó là khi thuế quan được cắt giảm theo các hiệp định thương mại song phương và đa phương, thì các rào cản phi thuế quan lại tăng lên. Trong khi đó EU được thống kê là