Lập trình PLC S7

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án (Trang 34 - 37)

- Relay bảo vệ điện áp RU:

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG BÀI TOÁN ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT

3.3.2. Lập trình PLC S7

3.3.2.1. Giới thiệu khối hàm FC

Hàm chức năng FC là khối logic có các biến In, Out, In/Out do chương trình gọi cung cấp cho hàm, ngoài ra còn có biến Temp sử dụng nội bộ (cục bộ), tuy nhiên

không bắt buộc phải dùng hết tất cả các biến này. Hàm FC không có bộ nhớ nội nên dữ liệu mất đi khi ra khỏi khối, cũng như không có khối dữ liệu Instance DB giống như khối hàm chức năng FB.

3.3.2.2. Chương trình phản hồi tín hiệu chế độ bằng tay FC1

Để có thể hiển thị được trạng thái của hoạt động của hệ thống ở chế độ relay, ta sẽ tiến hành viết chương trình con FC1 để trả về tín hiệu trạng thái của các relay quang trọng.

3.3.2.3. Chương trình cài đặt thời gian giới hạn FC2

Để có thể khống chế việc đặt các giá trị thời gian trong chế độ auto điều khiển bằng PLC là đúng trong khoảng giới hạn chấp nhận được của hệ thống, ta sẽ viết chương trình con FC2.

Khi mà đặt các giá trị thời gian t1, t2, t3, t4 nằm ngoài khoảng thời gian quy định thì sẽ không hiển thị màn hình điều khiển chế độ auto. Khi đó ta chỉ có thể quan sát được trạng thái làm việc tổng quan của hệ thống chứ không thể tham gia vào cài đặt trên màn hình giám sát được.

3.3.2.4. Chương trình đọc tín hiệu Analog kiểm tra chất lượng điện áp FC3

Để tiện lợi trong việc đọc giá trị analog đưa về PLC ta sẽ viết chương trình con FC3 để có thể thuận lợi trong việc gọi khối hàm đọc giá trị analog vào. Với giá trị vào sẽ là điện áp có giá trị trong khoảng (0 – 10V) tương đương với khoảng từ (0 – 500V) hiển thị ra ngoài màn hình giám sát. Giá trị Min – Max (0 – 27648) là giá trị quy định của hãng Siemens khi ta làm việc với các chương trình liên quan đến dữ liệu analog.

3.3.2.5. Chương trình chính OB1

Chương trình chính xem phụ lục 3.

Một phần của tài liệu Báo cáo đồ án (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w