Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý vốn DNNN (Trang 31 - 33)

b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy len Hà Đông là một doanh nghiệp nhà nước, được khởi cơng xây

máy nhuộm in hoa Hà Đơng. Khi đó, Nhà máy chỉ là một cơ sở gia công nhuộm tẩy các mặt hàng vải lụa, sợi thuộc công ty Bông vải, sợi-Bộ nội thương. Ban đầu, công nghệ sản xuất chủ yếu là sản xuất thủ công tren chảo rang và hong khơ ngồi trời.

Tháng 1/1961, Nhà máy chính thức được chuyển sang cho bộ Cơng nghiệp nhẹ quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp in hoa Hà Đơng. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp lúc đó là in hoa trên vải và khăn mặt bông, nhuộm vải sợi phục vụ tiêu dùng trong nước.

Năm 1973, theo kế hoạch đầu tư mở rộng của Bộ Cơng nghiệp nhẹ, xí nghiệp được đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len phục vụ cho dệt thảm xuất khẩu. Nhờ đó, thiết bị sản xuất của xí nghiệp được cơ khí hố dần dần. Đến năm 1977, xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy len nhuộm Hà Đơng, thuộc Liên hiệp các xí nghiệp dệt Bộ cơng nghiệp.

Từ năm 1990, thực hiên chương trình Đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Nhà máy đã tiến hành tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động. Để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa, Nhà máy đã xây dựng thêm một bộ phận dệt thảm len xuất khẩu, đồng thời phát triển thêm dây truyền in vải hoa (là nghề truyền thống của nhà máy). Cũng trong năm này, Nhà máy đổi tên thành Công ty len Hà Đông. Năm 1996, Nhà máy đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất len Acrylic đan áo từ xơ hoá học với dây chuyền cơng nghệ và máy móc nhập khẩu từ Pháp.

Năm 1999, Nhà máy chính thức sát nhập trở thành đơn vị trực thuộc Công ty len Việt Nam (thành viên của Tổng công ty dệt may Việt Nam) và mang tên Nhà máy len Hà Đông. Hiện mặt hàng chủ yếu của Nhà máy là len thảm và len Acrylic; ngồi ra, nhà máy cịn nhận gia cơng nhuộm vải và in hoa.

Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất. Từ một cơ sở gia công, sản xuất thủ công ban đầu, đến nay đã trở thành một nhà máy với 320 cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, do biến động của thị trường tiêu thụ, sản phẩm của nhà máy phải cạnh tranh với các hàng hoá nhập lậu bằng các đường tiểu nghạch qua biên giới nên Nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, Nhà máy vẫn

Nhà máy len Hà Đông Công ty len Việt Nam

Tổng công ty dệt may Việt Nam

luôn cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo việc làm cho số lao động hiện có.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản lý vốn DNNN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)