b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI NHÀ MÁY LEN HÀ ĐÔNG
Qua nghiên cứu công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và tình hình vận dụng trong cơng tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông, em xin đưa ra những đề xuất sau:
Một là, phải quản lý tốt chi phí để hạ giá thành sản phẩm, để làm được điều này
cần:
* Tăng cường quản lý để giảm chi phí nguyên vật liệu bằng các biện pháp: + Đối với hoá chất thuốc nhuộm, do Nhà máy có thể mua ngay trong nước nên cần tính tốn khối lượng hố chất thuốc nhuộm dự trữ thích hợp để tránh lãng phí do hao hụt tự nhiên.
+ Tăng cường công tác thu hồi phế liệu. Đối với bông xơ, len vụn, Nhà máy có thể gom lại bán cho các cơ sở sản xuất chăn, gối ở làng La Phù cách đó khơng xa. Đối với hoá chất thuốc nhuộm, nước nhuộm Nhà máy khơng cịn sử dụng được nữa do yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm của mình, Nhà máy có thể bán cho các cơ sở nhuộm có yêu cầu kỹ thuật thấp hơn.
+ Đề cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý và sử dụng vật tư; Nhà máy cần có những hình thức thưởng-phạt rõ ràng đối với những người làm tốt và không làm tốt công tác này.
+ Nhà máy cần kết hợp với Công ty len Việt Nam tiến hành công tác dự báo để có kế hoạch đối phó với biến động của thị trường. Do nguyên vật liệu chính của Nhà máy phải nhập từ nước ngoài về, giá cả biến động theo quan hệ cung-cầu hàng hố đó trên thị trường thế giới nên nếu khơng có dự báo tốt sẽ rất dễ gây ra tổn thất cho Nhà máy, chẳng hạn trong những tháng đầu năm 2003 giá một loạt nguyên vật liệu tăng dẫn đến Nhà máy luôn bị lỗ (giá thành vượt quá giá bán trong điều kiện Nhà máy len Hà Đông không thể tăng giá vì len của Trung Quốc hiện đã rẻ hơn len của Nhà máy 2000 đ/kg, nếu tiếp tục tăng giá nữa thì sản phẩm sản xuất ra sẽ khơng thể tiêu thụ được).
* Chú trọng đổi mới trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Việc đổi mới máy móc thiết bị là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, khi tiến hành đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần lưu ý:
Thứ nhất, phải lựa chọn cơng nghệ tiên tiến, tránh tình trạng nhập cơng nghệ
lạc hậu.
Thứ hai, phải đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tay nghề của cơng
nhân để phát huy được năng lực sản xuất của máy móc thiết bị mới được đầu tư. Để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, Nhà máy cần một lượng vốn nhất định. Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị có thể được huy động nhiều nguồn; do điều kiện của Nhà máy hiện vẫn còn lỗ luỹ kế hơn 170 triệu đồng (chưa có lợi nhuận để lại để tái đầu tư), Nhà máy có thể sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nếu quỹ này khơng đủ để đáp ứng nhu cầu vốn, Nhà máy có thể huy động từ bên ngồi. Hiện Nhà máy đã thanh tốn các khoản nợ ngân hàng, nên có thể vay dài hạn của ngân hàng; ngồi ra, Nhà máy có thể đi th những tài sản cố định này. Cổ phần hoá Nhà máy cũng là một phương thức hay để tạo vốn. Việc đổi mới máy móc thiết bị giúp cho Nhà máy sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Nhà máy tiết kiệm chi phí cho sản phẩm hỏng, tiết kiệm nhân cơng, nâng cao
năng suất lao động giúp cho Nhà máy thực hiện được mục tiêu hạ giá thành sản phẩm.
* Cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho (nhất là tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm) và có biện pháp thu hồi các khoản phải thu (đặc biệt là phải thu khách hàng và phải thu nội bộ là những khoản chiếm tỷ trọng chủ yếu).
Hai là, Nhà máy lập kế hoạch, xây dựng dự án khả thi khai thác sử dụng diện tích đất thừa, chẳng hạn: xây nhà xưởng, nhà kho để cho thuê...
Ba là, Công ty len Việt Nam nên xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại Nhà
máy, đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp xác định hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (vì vốn nhà nước làm mẫu số trong nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước giao của doanh nghiệp nhà nước), đồng thời giúp nhà quản lý tạo cho nhà máy một cơ cấu vốn (nợ-vốn chủ sở hữu) phù hợp.
Bốn là, đơn giản hoá và đẩy nhanh việc xử lý những doanh nghiệp kinh doanh
yếu kém, thua lỗ kéo dài, tập trung vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Công ty nên tập trung vốn cho các Nhà máy làm ăn có hiệu quả như Nhà máy len Hà Đơng, khơng nên dùng các nguồn lực của Công ty để duy trì sự tồn tại của các Nhà
máy làm ăn kém, sắp phá sản. Như vậy chẳng những không cứu được các nhà máy “què quặt” mà ngay những Nhà máy đang làm ăn tốt cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Năm là, chính sách, cơ chế quản lý vốn trong giai đoạn tới phải tạo dựng được
mơi trường tài chính bình đẳng, lành mạnh, thơng thống, ổn định cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp ngang tầm doanh nghiệp các nước trong khu vực, tạo cơ sở vững chắc cho nền tài chính quốc gia. Cơ chế tài chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính của doanh nghiệp theo thơng lệ quốc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những khó khăn về tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong quá trình vận dụng các chính sách, chế độ phát hiện những điểm bất cập, Nhà máy cần kiến nghị lên cấp trên điều chỉnh cho phù hợp, chẳng
hạn như những quy định về giới hạn số dư tiền gửi, về mức tín dụng thương mại tối đa trong Quy chế tài chính Cơng ty len Việt Nam như đã nêu trên... Phía Cơng ty len Việt Nam cần nghiên cứu để điều chỉnh lại một số quy định không hợp lý trong Quy chế tài chính Cơng ty. Các cơ quan quản lý cấp trên cũng cần hồn thiện chế độ, chính sách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước theo hướng mở rộng hơn nữa quyền tự chủ về quản lý vốn cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự can thiệp của các đơn vị quản lý cấp trên vào hoạt động kinh doanh, công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp. Đồng thời phải quy định đầy đủ rõ ràng trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp (mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp phải đi đôi với xác định cụ thể trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp), cần có chế tài nghiêm khắc đối với trường hợp người quản lý doanh nghiệp có quyết định đầu tư khơng hiệu quả, quản lý và sử dụng tài sản khơng đúng quy định gây thất thốt vốn. Bên cạnh đó, một số nội dung giữa các điều trong Luật và Nghị định, Nghị định và Thơng tư hướng dẫn cịn chưa nhất quán cũng cần được điều chỉnh:
Luật Nghị định
Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán thiết bị, nhà xưởng quan trọng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 2-điều 6)
Cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán, thanh lý toàn bộ dây chuyền sản xuất chính phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp (điều 17, 18, 19- Sửa đổi)
Doanh nghiệp phải lập quỹ khấu hao cơ bản (khoản 1-điều 8)
Không quy định việc lập quỹ khấu hao cơ bản
Chia lợi nhuận theo cổ phần (khoản 1-điều 8)
Không quy định chia lợi nhuận theo cổ phần
Nghị định Thông tư
Chỉ quy định: khi thanh lý các loại tài sản quan trọng phải có sự đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính
Ngồi quy định có sự đồng ý của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp và cơ quan tài chính cịn quy định khi thanh lý phải có đại diện của hai cơ
quan này
Không quy định các khoản chi sai về tiền lương, hội họp, tiếp khách phải thu hồi nộp ngân sách
Quy định phải thu hồi nộp ngân sách các khoản chi sai này. Nguồn chi sai phải bồi thường
Sáu là, thực hiện cơ chế kiểm toán đối với các doanh nghiệp. Thực hiện triệt để
cơ chế cơng khai hố tài chính doanh nghiệp và vấn đề dân chủ hố trong doanh nghiệp nhà nước. Qua đó xác định xem doanh nghiệp có nghiêm túc thực hiện các quy định quản lý hay khơng, kịp thời phát hiện sai phạm để có biện pháp xử lý.
Bảy là, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý của cán bộ quản lý các cấp
để họ có thêm điều kiện hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tám là, nghiên cứu tổ chức hệ thống thơng tin về hoạt động kinh doanh, tình
hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nắm bắt, phát hiện kịp thời những khó khăn về cơng tác quản lý vốn của doanh nghiệp, dự báo đúng đắn khả năng phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đồng thời tăng cường biện pháp và công cụ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh, tình hình quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhằm hướng các doanh nghiệp phát triển đúng đắn, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực.
Chín là, nên thực hiện cổ phần hoá Nhà máy nhằm mục tiêu:
+ Tạo điều kiện cơ cấu lại Nhà máy len Hà Đông, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của Nhà máy;
+ Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng để đầu tư phát tríển sản xuất - kinh doanh;
+ Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động.
Công ty len Việt Nam lúc đó có thể trở thành một cổ đơng của Nhà máy và quản lý phần vốn nhà nước đầu tư vào Nhà máy với tư cách của một cổ đông. Điều này sẽ đảm bảo cho Nhà máy thực sự có quyền chủ động kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ chế thị trường.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng duy trì cho mình một hệ thống các doanh nghiệp nhà nước. Sự khác nhau giữa các nước chỉ là doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức nào và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế ra sao. Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, song trên thực tế các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện tốt vai trò của chúng. Một trong những biểu hiện minh chứng cho điều này là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước nhìn chung chưa cao (nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài), nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao chưa được thực hiện tốt ở nhiều doanh nghiệp.
Xuất phát từ việc nghiên cứu những lý luận cơ bản về vốn nhà nước và những nội dung chung nhất về công tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, chuyên đề đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đối với phần vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời gian qua, công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông tuy đã đạt
được những thành quả nhất định song cịn tồn tại khơng ít hạn chế cả từ phía Nhà máy và phía các cơ quan quản lý cấp trên. Kết quả nghiên cứu này cho thấy công tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đơng cần phải được hồn thiện. Để thực hiện thành công chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc củng cố lại hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước mà trước hết là đổi mới và hồn thiện cơng tác quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết. Những đề xuất được đưa ra trong chuyên đề có thể chưa phải là những đề xuất tối ưu và hữu dụng nhất, song việc thực hiện các đề xuất này sẽ góp phần hồn thiện cơng tác quản lý vốn nhà nước tại Nhà máy len Hà Đông.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO*** ***
1. PGS.TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), 2002, Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB Giáo dục.
2. PGS.TS.Hồng Công Thi-Nguyễn Thị Thanh Thảo, 1999, Cải cách doanh
nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, NXB Tài chính.
3. Tạp chí Tài chính 2/2002, Tạp chí Thơng tin tài chính 12/2001, Thời báo kinh tế Việt Nam số 146 ngày 6/12/2000.
4. Luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20/04/1995.
5. Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày7/6/1999 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước.
6. Chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (Ban hành kèm theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ tài chính)