Ngày nay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một ngành nghề nào, thì việc tạo được sự tin tưởng lẫn nhau là rất cần thiết, uy tín có thể quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp, đặt biệt lại là kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực nhạy cảm bậc nhất trong lĩnh các ngành nghề kinh doanh hiện nay, một lĩnh vực mà sự tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác là cực kỳ qua trọng. Trong điều kiện thực tế hiện nay đa số các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là không đáp ứng được các yêu cầu vay vốn của ngân hàng, do đó các doanh nghiệp thường không dám chủ động tiếp xúc với ngân hàng, vì họ biết chác rằng họ không thể vay vốn cho dù có những doanh nghiệp có những phương án sản xuất kinh doanh rất tốt, hay những doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn nhưng có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, để giẳm mặc cảm từ những khách hàng thuộc khu vực kinh tế này, và để có thể mở rộng tín dụng. Chi nhánh có thể tổ chức những buổi gặp mặt giữa ba bênh: Chi nhánh, khách hàng và đối tác của khách hàng. Qua những lần gặp gỡ này. Chi nhánh có thể hiểu hơn những vướng mắc của từng doanh nghiệp cụ thể, từ đó chi nhánh có những phương án cụ thể đối với
những khoản tín dụng đối với, hơn nữa đối tác của khác hàng tin tưởng và khách hàng của họ hơn do có sự hiện diện của chi nhánh, và họ có thể bán chịu cho đối tác của mình từ đó càng làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của khách hàng thì khoản tín dụng mà chi nhanh cấp sẽ có chất lượng tốt hơn, mặt khác qua những lần gặp ngỡ như thế này thì chi nhánh cũng có thể tìm được những đối tác mới có chất lượng từ những đối tác của khách hàng của mình, và có thể mở rộng tín dụng cho các đối tượng này thông qua việc điều tra từ những cuộc gặp gỡ và từ khách hàng của họ và ngược lại, họ cũng có thể hiểu Chi nhánh từ đó tạo được sự tin tưởng lẫn nhau, và cũng từ đây chi nhánh có thể có các biện pháp câp tín dụng tới họ.
Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng của chi nhánh thì theo ý kiến cá nhân, chi nhánh nên kết hợp các ý kiến trên theo từng giai đoạn của thể, có thể là từng qúy, từng tháng hay hàng năm, linh hoạt áp dụng các và có thể là áp dụng đối với từng khách hàng của chi nhánh để có thể phát huy hiệu quả tối đa của mỗi phương án trong từng trường hợp cụ thể.
KẾT LUẬN
Trong những năng gần đây khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp to lớn cho nên kinh tế, và là khu vực kinh tế đang có sự chuyển mình mạnh mẽ cùng với sự phát triển của đất nước, tuy nhiên khó khăn về vốn là vấn đề mà đa số các chủ kinh doanh thuộc khu vực này đang gặp phải trong quá trình kinh doanh, mặc dù trong những năm gần đây đang được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước, nhưng việc tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng vẫn rất khó khăn đối với họ. Mặc dù được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Ths Nguyễn Hải Nam, và trong quá trình thực tập tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Ba Đình đã được quý Ngân Hàng giúp đỡ rất nhiều để em có thể hoàn thành chuyên đề này, nhưng với kiến thức hạn hẹp của mình thì chắc chắn không tránh được những thiếu xót. Và em mong có được sự góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn nữa về kiến thức của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương I: Tổng quan về tín dụng và khu vực kinh tế tư nhân...2
I.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại...2
1.1.1 Khái niệm về tín dụng...2
1.1.2.Tính chất pháp lý của các nghiệp vụ tín dụng...2
1.1.2.2. Cho vay dựa trên chuyển nhượng trái quyền...4
1.1.2.3. Tín dụng qua chữ ký...5
1.1.3. Phân loại tín dụng trong các ngân hàng thương mại...6
1.1.3.1. Phân loại tín dụng chung...6
1.1.3.2.Tín dụng ngân quỹ...7
1.1.1.3. Tín dụng thuê mua...8
1.1.3.4.Tín dụng tài trợ cho ngoại thương...9
1.2. Khu vực kinh tế tư nhân:...12
1.2.1. Chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân...12
1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam...13
1.2.2.1. Phát triển về số lượng...13
1.2.2.2. Phát triển về quy mô vốn, lao động, lĩnh vực và địa bàn...15
1.2.3. Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân...16
1.2.3.1. tạo công ăn việc làm...16
1.2.3.2. Đóng góp vào GDP và thúc đẩy phát triển kinh tế...17
1.2.3.3. Về xuất khẩu...18
1.2.3.4. Đóng góp vào ngân sách...18
1.2.3.5.Thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội...19
1.2.3.6. Tạo môi trường kinh doanh...20
1.2.4. Hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân...20
1.2.4.1. Quy mô vốn...20
1.2.4.2. Về chất lượng lao động...21
1.2.4.3. Trình độ khoa học công nghệ...22
1.2.4.4. Trình độ quản lý...23
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNT_CN Ba Đình đối với khu vực kinh tế tư nhân...24
2.1. Khái quát về chi nhánh Ba Đình...24
2.1.1. Quá trình hình thành...24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức...25
2.1.3.Nhiệm vụ và phương hướng phát triển...31
2.2.1. Những đóng góp...33
2.2.1.1. Vào GDP...33
2.2.1.2.phát triển công nghiệp...33
2.2.1.3. Phát triển nông nghiệp...34
2.2.1.4.Phát triển các ngành dịch vụ...35
2.2.1.5. Hoạt động xuất khẩu...35
2.2.1.6. Giải quyết việc làm...36
2.2.2. Khó khăn về vốn...36
2.2.3. Phương hướng mực tiêu phát triển kinh tế tư nhân hà nội đến năm 2010...37
2.2.4. Vài nét về tình hình khu vực Ba Đình...39
2.3. Hoạt động tín dụng của NHNT Ba Đình...40
2.3.1. Các hoạt động tín dụng...40
2.3.2. Hoạt động tín dụng đới với khu vực kinh tế tư nhân...44
Chương III: Một số ý kiến để mở rộng hoạt động tín...49
đối với khu vực tư nhân...49
3.1.xây dựng chiến lược cho vay...52
3.2. Hình thành bộ phận chuyên cho vay...53
3.3. Xây dựng quy trình thủ tục cho vay...53
3.4. Sử dụng phương pháp tính điển tín dụng trong cho vay...54
3.5. Mở rông nghiệp vụ cho thuê tài chính và bảo lãnh...55
3.6. Phát triển mạnh dịch vụ đi kèm...56
3.7. Khuyến khích doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng...57
3.8. Nâng cao trình độ và tầm nhận thức của cán bộ tín dụng...58
3.9. Tao dựng mối qua hệ 3 bên...59
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...