6.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo. 6.1.1.Khái niệm chung
1.Khái niệm hình chiếu trục đo.
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn của vật thể, thể hiện đầy đủ cả ba chiều kích thước(dài,rộng,cao) của vật thể trên một hình biểu diễn.
2.Hệ số biến dạng.
Hệ số biến dạng theo trục đo là tỉ số giữa độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ(trục đo) và độ dài thực của đoạn thẳng đó
-Hệ số biến dạng theo ox kí hiệu là p -Hệ số biến dạng theo oy kí hiệu là q -Hệ số biến dạng theo oz kí hiệu là r
6.1.2.Phân loại.
Phân loại theo phương chiếu và hệ số biến dạng -Theo phương chiếu l có hai loại
+HCTĐ vuông góc nếu l vuông góc với (p’) + HCTĐ xiên góc nếu l không vuông góc với(p’) -Theo hệ số biến dạng có ba loại
+ HCTĐ đều p = q =r =1
+ HCTĐ cân p = q ≠ r, p = r ≠ q, q = r ≠ p + HCTĐ lệch p ≠ q ≠ r.
6.2. Các loại hình chiéu trục đo:
6.2.1. Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
a.Định nghĩa.
Hình chiếu trục đo vuông góc đều là loại
Hình chiếu trục đo có phương chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu và có ba hệ
Số biến dạng bằng nhau(p = q = r) b.Đặc điểm.
-Phương chiếu l vuông góc với (p’) -Hệ số biến dạng p = q = 0.82 1 -Góc xoy = yoz = xoz = 120
-HCTĐ bằng 1.22 lần vật thể thật
c.Hình chiếu trục đo của đường tròn.
Hình chiếu trục đo vuông góc đều của đường tròn nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xác định bởi hai trục toạ độ sẽ có dạng là một hình elíp có hai bán trục là
-Bán trục lớn bằng 1.22d -Bán trục nhỏ bằng 0.7d
6.2.2.Hình chiếu trục đo xiên góc cân.
a.Định nghĩa.
HCTĐ xiên góc cân là loại hình chiếu trục đo có phương chiếu không song song với mặt phẳng hình chiếu, và có hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau.
b. Đặc điểm.
-Phương chiếu l không vuông góc với (p’), (xoy)// (p’)
-Có hai trong ba hệ số biến dạng bằng nhau: p = q r, p = r q, q = r p
c.Hình chiếu trục đo của đường tròn.
-Đường tròn trong mặt phẳng song song với mặt phẳng (p’) thì hình chiếu trục đo là một đường tròn
-Đường tròn trong mặt phẳng không song song với mặt phẳng (p’) thì hình chiếu trục đo là một hình elíp có:
+Bán trục dài là 1.06d +Bán trục ngắn là 0.35d +Bán trục dài hợp với ox
hoặc oz một góc 7 với d là đường kính đường tròn
6.3.Cách dựng hình chiếu trục đo.
Trình tự dựng hình chiếu trục đo của vật thể được tiến hành theo các bước sau. -Chọn hệ trục toạ độ gắn trên vật thể, chọn và vẽ HCTĐ
-Vẽ trước một mặt làm cơ sở đặt mặt này trùng với một mặt phẳng toạ độ -Từ các đỉnh của hình đã vẽ, vẽ các tia song song với trục đo còn lại -Căn cứ vào hệ số biến dạng đặt các đoạn thẳng, các điểm lên các tia -Vẽ mờ hình thành bản vẽ bằng nét mảnh
- Đối với vật thể có mặt phẳng đối xứng. nên chọn mặt phẳng đối xứng đó làm mặt phẳng toạ độ(hình vẽ) trình bày cách dựng hình chiếu trục đo của hình lăng trụ có hai mặt phẳng đối xứng xoz và yoz làm hai mặt phẳng toạ độ.
6.4.Cách vẽ hình cắt, tô bóng trong hình chiếu trục đo. 6.4.1.Cách vẽ hình cắt trong hình chiếu trục đo.
-Dùng hình cắt để thể hiện cấu tạo bên trong của vật thể. -Hình cắt thường là cắt góc 1/2 hoặc 1/4 vật thể.
- Đường gạch gạch thể hiện vật liệu trên mặt cắt được kẻ vuông góc với trục đo thứ ba.
a
c
a
6.4.2.Tô bóng trong hình chiếu trục đo
*Để làm nổi , đẹp hctđ người ta thường tô bóng hctđ theo nguyên tắc dùng nguồn sáng song song chiếu lên vật thể
-Mặt nào nhiều ánh sáng thì kẻ thưa , ít ánh sáng thì kẻ dầy nét vẽ bằng b/3 -Cùng một phía ánh sáng thì hai bên kẻ sẫm hơn ở giữa
*Ví dụ: tô bóng một số khối hình học cơ bản sau
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 6. Câu hỏi . Câu hỏi .
1 - Thế nào là hình chiếu trục đo của vật thể và hệ số biến dạng theo các trục ? trục ?
2 - Cách phân loại hình chiếu trục đo. Nêu vị trí các trục đo và hệ số biến dạng của các loại hình chiếu trục đo thường dùng. dạng của các loại hình chiếu trục đo thường dùng.
3 - Phương pháp cơ bản để vẽ hình chiếu trục đo như thế nào ? Nêu trình tự dựng hình chiếu trục đo của một vật thể. tự dựng hình chiếu trục đo của một vật thể.